Mẹ bầu ăn gì để con thông minh ngay từ trong bụng mẹ?
Nội dung bài viết
Quá trình phát triển trí não của thai nhi
Để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trí não thai nhi phát triển tối ưu ngay từ trong bụng mẹ, các bà mẹ cần nắm vững 3 giai đoạn phát triển trí não của con sau đây:
Giai đoạn 1: 12 tuần đầu tiên
Giai đoạn mà ống thần kinh, tủy sống và não bộ của bé được hình thành và phát triển. Thực chất, não bộ của bé đã bắt đầu có dấu hiệu hình thành từ tuần thứ 3 mà nhiều mẹ còn chưa kịp biết mình mang thai.
Lúc này, não của bé đã được bao bọc bởi vỏ não và chia thành 2 bán cầu. Kích thức não đã bắt đầu phát triển, các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh và có khả năng kết nối với nhau.
Giai đoạn 2: Tuần 13 – tuần 27
Đây là giai đoạn quan trọng nơi các giác quan của thai nhi phát triển bùng nổ và đạt tới mức hoàn thiện. Các tế bào thần kinh đã chuyên biệt hóa 5 giác quan là vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác ở trẻ.
Từ giờ cho tới cuối thai kỳ, não sẽ tăng gấp 6 lần cả về kích thước, khối lượng não bộ chính vì vậy nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của não bộ chiếm 70% so với tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Giai đoạn từ tuần 28 đến khi chào đời
Cho đến tuần tuổi thứ 28 trên bề mặt não bé đã xuất hiện vài nếp gấp dần dần thành những nếp cuộn và các rãnh sâu vào cuối thai kỳ.
Não của bé sẽ đạt đủ 100 tỷ tế bào thần kinh đến khi chào đời. Các tế bào thần kinh này liên kết chặt chẽ với nhau để giúp truyền thông tin nhanh chóng, nhờ vậy trẻ sẽ tập trung ghi nhớ, xử lý thông tin nhanh hơn.
Như vậy các mẹ có thể thấy não bộ của trẻ hình thành từ rất sớm, vì vậy các mẹ phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của mình càng sớm càng tốt để hỗ trợ tối đa cho quá trình phát triển này.
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não bộ thai nhi
Trước khi tìm hiểu mẹ bầu ăn gì để con thông minh thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ, từ đó tìm kiếm các thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng này để bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày.
Axit folic (Vitamin B9): Đây là chất quan trọng trong sự hình thành và phát triển não bộ của hệ thần kinh. Axit folic có tác dụng trong sự phát triển ống thần kinh, tuỷ sống, phòng ngừa dị tật thai nhi và sức khoẻ cho mẹ bầu.
Tất cả phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung axit folic 3 tháng trước thời điểm dự định mang thai. Đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày đủ 400 mg axit folic
Sắt, vitamin B12: Giúp phát triển trí não của thai nhi, tế bào hồng cầu, cơ, mạch máu và cần thiết cho quá trình tạo máu.
DHA: DHA đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, DHA giúp các tế bào thần kinh truyền tin nhanh và chính xác hơn.
I-ốt: Là thành phần giúp hình thành nên bán cầu não và sự phát triển của não bộ, tăng khả năng điều hòa các phản ứng hóa sinh trong não bộ của trẻ.
Cholin: Dưỡng chất quan trọng tương tự như các vitamin B, giúp duy trì chức năng của các tế bào của não, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và hoạt động của não bộ, có tác dụng thúc đẩy sự sinh sản của các tế bào thần kinh ở trung tâm trí nhớ của não. Đây là chất tác động trực tiếp đến khả ghi nhớ của trẻ.
10 loại thức ăn tốt cho trí não thai nhi
Để con sinh ra được thông minh, mẹ bầu đừng quên bổ sung 10 loại thực phẩm có lợi sau đây:
Cá hồi: Nếu bạn đang không biết bà bầu ăn gì để con thông minh xinh đẹp thì không nên bỏ qua cá hồi. Từ lâu, cá hồi đã được xem là một loại thực phẩm “siêu bổ dưỡng” cho trí não thai nhi do chứa nhiều omega 3, omega 6, omega 9 và DHA. Hơn nữa, cá hồi là loại cá ít chứa thuỷ ngân, cực kỳ tốt cho mẹ và bé.
Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 2 bữa cá hồi/ tuần hoặc thay thế cá hồi bằng các loại cá tương tự khác như cá mòi, cá trích…
Rau chân vịt (rau bó xôi): Đây là loại rau chứa lượng vitamin C, axit folic và sắt nhiều hơn các loại rau khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần chỉ cần 1 – 2 bữa rau là đủ. Ngoài rau chân vịt, đậu bắp cũng là loại rau chứa nhiều axit folic mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ.
Quả bơ: Bơ chứa hàm lượng axit oleic cao giúp tạo ra myelin. Chất tạo thành lớp bảo vệ các dây thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, một ly sinh tố bơ hoặc món salad bơ hằng ngày là một lựa chọn vô cùng lý tưởng.
Khoai lang: Trong khoai lang có chứa nhiều beta caroten, thành phần được chuyển hóa thành vitamin A. khi được bổ sung vào cơ thể giúp phát triển hệ thần kinh trung ương của bé. Vì vậy, nếu đang thắc mắc mẹ bầu ăn gì để con thông minh thì các mẹ hãy lựa chọn khoai lang cho thực đơn hằng ngày của mình.
Hạt óc chó: Đây là loại hạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao bao gồm canxi, photpho, sắt, vitamin B1, vitamin B12… rất tốt cho các tế bào thần kinh lớn. Nếu mẹ đang tìm loại sữa cho bà bầu giúp con thông minh thì có thể uống sữa óc chó thay cho các loại sữa tươi khác.
Trứng: Trứng là siêu thực phẩm giàu cholin, cần thiết cho sự phát triển bộ nhớ và khả năng ghi nhớ của trẻ. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm chứa nhiều protein và sắt, rất có lợi cho sức khoẻ của mẹ và bé.
Sữa chua: 3 tháng cuối ăn gì để con thông minh là thắc mắc của nhiều chị em. Nếu vậy, mọi người đừng quên bổ sung sữa chua trong thực đơn hằng ngày. Sữa chua không chỉ hỗ trợ mẹ tiêu hoá tốt hơn mà còn giàu i - ốt, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi.
Bông cải xanh: Trung bình 1/2 bát cho ta 51mg acid folic. Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải rất hợp để bổ sung acid folic vì nó dễ ăn, dễ tiêu hóa, không gây phản ứng phụ và có sẵn.
Thịt gà: Trong thịt gà có chứa hàm lượng sắt lớn phù hợp cho phụ nữ mang thai mà không lo bị táo bón. Sắt giúp tổng hợp hemoglobin, tăng cường vận chuyển oxy đi nuôi các tế bào thần kinh cho thai nhi.
Hạt bí ngô: Đây là thực phẩm giúp mẹ bầu sinh con thông minh mà ít ai biết đến. Trong 30 gram hạt bí ngô có đến 100 mg axit omega-3 có tác dụng tăng cường trí thông minh cho thai nhi.
Bài viết đã giúp các chị em giải đáp câu hỏi mẹ bầu ăn gì để con thông minh. Nếu muốn con thông minh từ trong bụng mẹ, các mẹ bầu hãy xây dựng thực đơn đa dạng với những loại thực phẩm tốt cho não bộ thai nhi vừa được kể trên, kết hợp cho thai nhi nghe nhạc để kích thích trí não con phát triển vượt trội.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.