Mẹ bầu 5 tháng bị đau bụng dưới có đáng lo không?
Nội dung bài viết
Những nguyên nhân khiến mẹ bầu 5 tháng bị đau bụng dưới
Kích thước tử cung to dần khiến thành bụng bị căng tức
Từ lúc mang thai cho đến khi chào đời, bụng mẹ trải qua nhiều thay đổi. Tử cung cũng to dần lên khiến bụng cũng phải thay đổi kích thước để phù hợp với bào thai. Điều này cũng có thể làm cho bụng của mẹ bầu bị căng tức, chướng bụng dẫn đến hiện tượng mẹ bầu 5 tháng đau bụng dưới.
Tử cung to dần làm cho bụng của mẹ bầu bị căng tức, chướng bụng dẫn đến hiện tượng mẹ bầu 5 tháng đau bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra đối với những mẹ bầu tăng cân quá nhanh, dây chằng bị kéo giãn để nâng đỡ thai nhi sẽ gây cảm giác nặng bụng dưới. Bà bầu 5 tháng bị đau bụng dưới bên trái là do tử cung nghiêng bên phải làm dây chằng bên trái bị kéo căng.
Nhau bong non
Cùng với sự phát triển của tử cung, bánh nhau cũng sẽ phát triển to hơn để phù hợp với vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân nào đó, bánh nhau sẽ bị bong ra khỏi thành tử cung của mẹ khiến cho mẹ xuất hiện những cơn đau dữ dội ở bụng dưới.
Thông thường nhau thai chỉ bong ra khi mẹ sinh em bé nhưng khi trong giữa thai kỳ mà nhau thai bị bong sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Vì vậy tình trạng này bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Mẹ bầu bị táo bón và rối loạn tiêu hóa
Trong thời gian mang thai rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng sình bụng. Một phần do chế độ ăn không hợp lý với tâm lý tẩm bổ, ăn cho hai người dẫn đến thừa chất rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hay sình bụng. Một phần do các nội tiết tố thay đổi dẫn đến hệ tiêu hóa mất cân bằng, giảm khả năng hoạt động dẫn đến trường hợp mẹ bầu 5 tháng đau bụng dưới.
Nội tiết tố thay đổi dẫn đến hệ tiêu hóa mất cân bằng, giảm khả năng hoạt động có thể ẫn đến trường hợp mẹ bầu 5 tháng đau bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh đó, tình trạng táo bón cũng thường gặp do chế độ ăn uống thiếu khoa học và do thai nhi phát triển lớn chèn ép lên liên tục lên thành ruột. Ngoài ra còn do nồng độ progesterone trong cơ thể mẹ tăng lên làm giảm nhu động của ruột khiến thức ăn đi qua đường tiêu hóa bị chậm lại. Điều này sẽ dẫn đến mẹ thường xuyên bị đau bụng dưới.
Do đó, để khắc phục hiện tượng này, trong thời kỳ mang thai mẹ chỉ cần có chế độ ăn hợp lý, nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục đều đặn sẽ giảm được các hiện tượng táo bón khi mang thai.
Cơ thể mẹ tích tụ quá nhiều mỡ khi mang thai
Hầu hết mẹ bầu trong quá trình mang thai đều tăng cân rất nhiều. Việc tăng cân sẽ làm mỡ bị tích tụ nhiều ở bụng, đùi. Khi đó, phần bụng của bạn sẽ to hơn dẫn đến hiện tượng căng tức. Mẹ bầu sẽ có cảm giác như bị đau bụng kinh.
Do bé quẫy đạp vào bụng mẹ
Khi bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, mẹ đã có thể cảm nhận được những cú đạp của thai nhi. Mỗi khi bé tung ra những cú đá thì thành bụng của mẹ sẽ trở nên căng cứng hơn để đáp lại những kích thích này nhưng nó cũng là nguyên nhân khiến cho bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5.
Mỗi khi bé tung ra những cú đá thì thành bụng của mẹ sẽ trở nên căng cứng hơn để đáp lại những kích thích này nhưng nó cũng là nguyên nhân khiến cho bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 - Ảnh minh họa: Internet
Đây là một dấu hiệu cho thấy bé yêu của bạn đang phát triển một cách khỏe mạnh. Bé càng đạp nhiều thì càng thể hiện bé nhà bạn quá năng động, bạn sẽ phải hứng chịu nhiều cơn đau tức bụng dưới hơn.
Tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn không có gì đáng lo trừ cảm giác khó chịu một chút cho mẹ. Mẹ không có cảm giác đau dữ dội mà chỉ thấy bụng mình bị căng tức như khi ăn quá no.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Trong thời gian mang thai thì nguy cơ mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng cao hơn. Theo các nghiên cứu, có khoảng 10% các mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian này.
Nếu mẹ bị đau bụng dưới mà có kèm những dấu hiệu sau đây thì khả năng cao là bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Đau, nóng rát khi đi tiểu.
- Đau vùng chậu, thường nằm ngay dưới xương mu.
- Đột ngột đi tiểu không kiểm soát được, đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi có rất ít nước tiểu.
- Nước tiểu có mùi hôi hoặc có lẫn máu, màu bất thường.
Trong thời gian mang thai thì nguy cơ mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng cao hơn. Theo các nghiên cứu, có khoảng 10% các mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian này - Ảnh minh họa: Internet
Vậy nhiễm trùng đường có nguy hiểm đến thai nhi không? Theo các bác sĩ, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận và gây nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Vì vậy mẹ cần đến kiểm tra nước tiểu để phát hiện vi khuẩn. Nếu được thăm khám và điều trị kịp thời thì bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa rất nguy hiểm ngay cả với những người bình thường. Ở mẹ bầu, viêm ruột thừa rất khó chẩn đoán vì khi tử cung to ra, ruột thừa bị kéo lên có thể ở vị trí gần nút bụng hoặc gan. Do vậy nó có thể khiến người ta dễ bị nhầm lẫn gây nguy cơ tử vong cao cho mẹ bầu.
Dấu hiệu thông thường để nhận biết viêm ruột thừa là đau ở góc phần tư dưới bên phải của bụng. Tuy nhiên khi mang thai, ruột thừa di chuyển lên vị trí cao hơn nên bạn có thể cảm giác được nó đau ở vị trí cao hơn ở phần góc bụng bên phải. Mặc dù vậy bạn cũng có thể nhận biết thêm một số dấu hiệu đi kèm với viêm ruột thừa là chán ăn, buồn nôn và ói mửa.
Sỏi mật
Ở phụ nữ ngoài 30, sỏi trong túi mật phổ biến hơn nam giới. Đặc biệt đối với những người thừa cân hay khi mang thai. Người bị sỏi mật hay còn gọi là viêm túi mật sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội ở góc phần tư bên phải của bụng. Nó có thể đau lan ra xung quanh hoặc cả dưới vai phải.
Tiền sản giật
Đây là dấu hiệu nghiêm trọng đối với mẹ bầu khi mang thai. Nó có thể gây ra những thay đổi trong mạch máu ảnh hưởng đến não bộ, gan, thận và nhau thai. Bạn có thể được chẩn đoán bị tiền sản giật nếu bạn bị huyết áp cao sau 20 tuần mang thai và protein trong nước tiểu, gan, thận bất thường, thị lực thay đổi.
Theo các nghiên cứu, một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị tiền sản giật là do khói thuốc lá. Vì vậy nếu mẹ hút thuốc lá thì hãy bỏ ngay lập tức hoặc tránh tiếp xúc với những người hút thuốc lá dù trực tiếp hay gián tiếp - Ảnh minh họa: Internet
Các triệu chứng của tiền sản giật là:
- Đau dữ dội ở bụng hoặc vai
- Đau đầu dữ dội và liên tục
- Nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm sao, thị lực kém hẳn
- Buồn nôn và ói mửa
- Khó thở
- Sưng mặt, bọng mắt, sưng ở tay, sưng ở mắt cá chân hoặc bàn chân
- Tăng cân đột ngột do cơ thể giữ quá nhiều nước
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, đau bụng dưới khi mang thai có thể chỉ là một trong những dấu hiệu sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu bạn bị đau bụng dưới kèm theo những dấu hiệu sau thì phải ngay lập tức đi thăm khám:
- Đau dữ dội và dai dẳng không dứt
- Ra máu bất thường
- Sốt cao
- Ớn lạnh
- Mê sảng
- Đau buốt khi đi tiểu
- Buồn nôn và ói mửa
Một số mẹo làm giảm đau bụng dưới khi mang thai
Nằm nghỉ ngơi nhẹ nhàng có thể giúp làm dịu cơn đau - Ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn chỉ bị đau bình thường, không dữ dội và nghi ngờ đó chỉ là các hiện tượng sinh lý khi mang thai thì có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm cơn đau:
- Vận động hoặc tập một số bài tập nhẹ
- Tắm bằng nước ấm
- Uốn cong người về phía cơn đau
- Uống nhiều nước
- Nằm nghỉ ngơi nhẹ nhàng
Tùy từng trường hợp cụ thể với những biểu hiện đi kèm mới có thể kết luận được mẹ bầu 5 tháng bị đau bụng dưới có nguy hiểm hay không. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lo lắng thì tốt nhất là đi đến thăm khám tại các bệnh viện phụ sản uy tín.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.