Mách mẹ 'mẹo vàng' trị tắc tia sữa nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà
Tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến ở các bà mẹ sinh con lần đầu. Khi bị tắc tia sữa, hai bên ngực sẽ cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn đi kèm với sốt vừa hoặc sốt cao. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì tắc tia sữa sẽ dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, chẳng hạn như:
Mới sinh con: Sau khi sinh, một số người gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng sữa dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến bạn bị sốt nhẹ.
Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.
Ngực chịu áp lực: Việc bạn mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.
Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.
Con ngậm vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
Mẹ không cho bú thường xuyên: Do một nguyên nhân nào đó, mà bạn không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
Stress: Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Việc sản xuất sữa cũng không nằm ngoài điều đó. Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin¹, giúp vú bạn giải phóng sữa. Vì vậy, hãy để bản thân được thư giãn. Nếu con đang say giấc, bạn cũng nên chợp mắt một chút. Khi đã quá mệt mỏi, hãy nhờ người thân trông bé để bạn có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành và lấy lại tinh thần.
Một số dấu hiệu ban đầu của của bệnh tắc tia sữa đó là:
- Ngực căng tức, ra ít sữa hơn, sau khi bé bú đã nhả đầu vú vẫn căng tức không bị xẹp.
- Cơn đau và căng tức ngày 1 tăng, đau lan đến cả vùng nách hoặc xuất hiện từng cục.
- Ống dẫn sữa bị tắc hẳn không thể ra sữa cho dù dùng máy hút hay bằng tay
- Mẹ có thể cảm nhận được các cục nhỏ trong ngực
- Sốt nhẹ và tăng cao dần. Đầu vú sưng, ửng đỏ.
Nếu mẹ vừa thấy có hiện tượng tắc tia sữa và tình trạng chưa đến mức nghiêm trọng, hãy nhanh chóng áp dụng một số mẹo dưới đây nhé, chắc chắn là hiệu quả lắm đấy!
Dùng lá mít
Cách này rất đơn giản, chỉ cần hái vài lá mít tươi trên cây rồi hơ nóng, sau đó đặt lên phần sờ thấy cứng nhất trên bầu ngực rồi mát-xa nhẹ nhàng, từ từ dùng tay ấn mạnh theo chiều từ trên xuống dưới; làm liên tục trong 1 vài ngày đến khi sữa chảy ra thì cho bé bú ngay để tia sữa được thông hoàn toàn.
Chườm xôi nóng
Nấu một nồi xôi trắng rồi bọc xôi vào hai chiếc khăn mỏng khi còn nóng. Dùng gói xôi đó chườm lên hai bầu ngực, có thể lăn nhẹ từ ngoài vào trong đến khi xôi nguội sẽ giúp tia sữa được thông nhanh hơn.
Lá bắp cải
Cách chữa tắc tia sữa bằng bắp cải cũng rất đơn giản, các mẹ hãy tách lấy từng lá, rửa sạch để ráo nước. Lấy phần cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa cho thật nóng. Lấy khăn đắp lên chỗ bị tắc sữa rồi đặt cọng bắp cải đã hơ nóng lên, dùng tay day thật mạnh. Bớt nóng thì lại hơ rồi làm tiếp, lá héo thì thay lá khác.
Dụng cụ hút sữa
Cách này thường chỉ được áp dụng trong giai đoạn sớm, khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Còn khi bị tắc tia sữa nặng thì cách này không mang lại hiệu quả gì. Vì vậy các mẹ có thể dùng dụng cụ hút sữa để hút sữa ra ngay khi có dấu hiệu tắc sữa.
Đắp hành tím
Lấy vài củ hành tím, bỏ vỏ, cắt lát mỏng rồi đắp lên hai bầu ngực (không đắp lên núm vú), dùng khăn/giấy mềm bọc lại rồi dán băng dính cố định để hành không bị rơi ra ngoài. Dùng tay mát-xa nhẹ nhàng hai lần mỗi ngày cũng giúp sữa được thông nhanh chóng.
Dùng quả đu đủ non
Tương tự như cách làm với hành tím, mẹ có thể lấy một quả đu đủ non rửa thật sạch, thái lát mỏng sau đó hơ lửa cho ấm. Dùng khăn/giấy mỏng bọc lại rồi đắp lên ngực, mát-xa nhẹ nhàng để sữa mau thông. Cách trị tắc tia sữa này được rất nhiều mẹ áp dụng vì cực kì hiệu quả.
Dùng tía tô và rau dừa nước
Đối với các mẹ ở nông thôn có thể dễ dàng tìm được rau dừa nước. Khi đó, hãy lấy một nắm rau này kết hợp với lá tía tô, rửa sạch rồi giã nát sau đó đắp lên ngực và băng lại. Làm trong một vài ngày có tác dụng thông sữa rất tốt.
Uống nước lá đinh lăng
Lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch rồi sao vàng hạ thổ, sau đó đun nước uống kết hợp mát-xa sẽ thông sữa rất nhanh. Uống nước lá đinh lăng cũng giúp sữa thơm hơn, tuy nhiên mẹ chỉ nên dùng 1 nắm mỗi lần sắc, không nên uống quá nhiều.
Nước xơ mướp, hành tươi và gai bồ kết
Dùng quả mướp già đập bỏ phần vỏ, hạt, chỉ lấy phần xơ, kết hợp với vài gai bồ kết và 1 củ hành khô. Cho tất cả vào nồi/ấm, thêm 2 bát nước đun sôi, hạ lửa nhỏ đến khi còn lại một nửa thì tắt bếp. Chắt nước vào bát, đợi nguội bớt thì uống. Dùng liên tục 2 - 3 ngày, có thể kết hợp dùng lược thưa chải đều tay từ chân ngực đến đầu ngực nhiều lần rồi nhờ người mút đầu vú thật mạnh để sữa thông nhanh hơn.
Ăn cháo thông thảo
Mẹ có thể dễ dàng mua thông thảo ở các hiệu thuốc Đông y. Dùng một nắm thông thảo cho vào nồi đun sôi chừng 20 phút rồi chắt lấy nước đem nấu cháo/nấu canh ăn.
Lá bồ công anh
Lấy khoảng 100g lá bồ công anh tươi đem rửa thật sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn. Cho khoảng 150ml nước vào đun sôi trong 15 phút. Lấy bã đắp lên ngực, nước bồ công anh uống trong ngày như trà, uống ấm hoặc nóng, uống liên tục trong 5 ngày.
Cách phòng tắc tia sữa mẹ nên nắm rõ
- Luôn vệ sinh ngực sạch sẽ và đúng cách. Mẹ nên dùng khăn mềm và sạch, nhúng nước ấm để lau đầu vú và các kẽ trên đầu vú ngay trước và sau khi bé bú.
- Nếu bé bú không hết, hãy vắt hết sữa thừa, tránh trường hợp sữa đọng lại dễ vón cục dẫn đến tắc tia sữa.
- Cho con bú thường xuyên, tránh để cữ bú quá lâu (6 giờ đồng hồ trở lên) khiến sữa dễ đọng và bít tắc.
- Cho bé bú đúng cách, đảm bảo con ngậm đúng khớp ngậm.
Trường hợp tắc tia sữa nặng, mẹ đau nhức và sốt cao, có thể bị áp-xe, chảy mủ, viêm xơ vú,... thì cần lập tức đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.