Mách chị em cách tận dụng phật thủ sau Tết để nấu cháo, hãm trà, làm siro trị ho, ngào mứt bằng những cách cực đơn giản
Quả phật thủ thuộc họ cam bưởi, có hình dáng đặc biệt như 5 ngón tay chụm vào nhau. Phật thủ thường được người dân các tỉnh phía Bắc bày trí trong mâm ngũ quả ngày Tết, rằm mùng một với hy vọng mang lại nhiều may mắn.
Không chỉ bày biện mâm ngũ quả, phật thủ còn có tác dụng trong ẩm thực và các bài thuốc dân gian tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tận dụng những quả phật thủ ngày Tết vào những lợi ích dưới đây.
Nấu cháo phật thủ
Phật thủ có thể nấu cháo chuyên trị các chứng ho, sốt, đau tức ngực do tràn dịch màng phổi. Bước đầu tiên, bạn lấy 10 – 15g phật thủ cùng 60 – 80g gạo tẻ. Tiếp đến, nấu phật thủ lấy nước, loại bỏ bã. Cho phần nước này vào lượng gạo tẻ đã chuẩn bị nấu cháo chín nhừ, thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Sau cùng, múc cháo ra chén và ăn khi còn ấm nóng.
Làm trà phật thủ
Phật thủ cũng có thể tận dụng để làm trà bằng cách chuẩn bị khoảng 10g rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống nước chè hàng ngày. Trà phật thủ đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, đầy hơi, buồn nôn.
Làm sirô phật thủ trị ho
Thời tiết mùa xuân khiến nhiều người dễ mắc các bệnh về đường hô hấp với triệu chứng ho thường xuyên. Bạn có thể tận dụng phật thủ làm siro trị ho cho cả gia đình.
Đầu tiên, đem phật thủ rửa sạch cùng nước muối sau đó vớt ra để ráo, bổ dọc múi, thái lát mỏng. Cho mạch nha (hoặc đường phèn) vào nồi đun cách thủy đến khi thành nước. Lần lượt xếp một lớp phật thủ, một lớp mạch nha cho đầy chén.
Cho hỗn hợp mạch nha, phật thủ này vào đun cách thủy từ 1,5 – 2 giờ đồng hồ đến khi keo sền sệt như mứt. Sau cùng, lọc lấy hỗn hợp siro phật thủ, cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Siro trị ho phật thủ có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn.
Mứt phật thủ
Bạn cũng có thể tận dụng phật thủ để làm mứt tương tự như những loại trái cây thông dụng khác. Công đoạn đầu tiên là rửa sạch và lâu khô phật thủ, sau đó thái hạt lựu kích thước vừa phải.
Cho phật thủ đã thái vào nồi đế dày, đổ nước gấp đôi lượng phật thủ bắt đầu nấu sôi. Vặn nhỏ lửa khi phật thủ đã sôi và tiếp tục đun trong vòng 30 – 40 phút đến khi lượng nước xăm xắp phật thủ. Nếu muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm đường vào, điều chỉnh lửa vừa. Dùng thìa gỗ đảo đều để đường thấm đều mứt.
Đun hỗn hợp mứt đến khi miếng phật thủ trở nên trong suốt một màu vàng thì tắt bếp, để nguội, cho vào lọ dùng dần. Mứt phật thủ chế biến theo cách này có thể sử dụng được trong khoảng 1 năm.
Muốn ăn mứt phật thủ khô, bạn có thể cho các miếng phật thủ đã nấu lên giấy thấm, rắc đều đường bột để chúng bám đều vào từng miếng mứt. Sau cùng cho vào hộp và ăn trong khoảng 6 tháng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...