Làm nóng bánh mì cũ bằng lò vi sóng

Bạn có thể làm nóng bánh mì cũ bằng lò vi sóng. Tuy nhiên, nếu chỉ cho bánh vào trong lò và làm nóng, bánh sẽ bị khô và cứng, rất khó ăn. Để bánh giòn và vẫn giữ được độ ẩm, bạn sẽ cần thêm một tờ giấy ăn. Nhúng một tờ giấy ăn sạch vào nước và vắt ráo nước. Dùng giấy bọc xung quanh chiếc bánh mì và cho vào lò vi sóng. Làm nóng bánh ở mức nhiệt cao nhất trong vòng 10 giấy. Lấy bánh ra kiểm tra xem đã đạt độ giòn mong muốn chưa. Nếu bánh chưa đủ nóng, bạn có thể tiếp tục làm nóng lần nữa. Lưu ý, tờ giấy phải đủ độ ẩm để bánh không bị khô.

Ảnh minh họa: Internet

Làm nóng giòn bánh mì cũ bằng chảo

Một cách làm bánh mì cũ nóng giòn khác mà có thể tham khảo, đó là dùng chảo chống dính. Với cách này, chúng ta sẽ sử dụng một chút bơ hoặc dầu ăn, quét qua đáy chảo, bật lửa nhỏ, sau đó đặt bánh mì trực tiếp lên.

Dùng đũa ấn chặt bánh xuống đáy chảo cho bánh nhanh nóng, sau khoảng 30s thì lật mặt kia lên. Khi hai mặt của bánh mì đã nóng, dẹt lại thì đem ra thưởng thức. Bánh sẽ vừa nóng, vừa giòn, lại có vị béo béo ngậy ngậy của bơ rất ngon nữa.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này đó là bánh mì sau khi làm nóng sẽ không được đẹp vì ấn xuống, ngoài ra, cách làm này cũng sẽ bị “mất điểm” đối với những ai giảm cân kiêng ăn dầu mỡ.

 

Dùng cần tây

Với những loại bánh mì mềm như bánh mì gối, bánh mì ngọt..., thông thường bánh để lâu sẽ bị mất nước và khô. Chỉ cần cho cần tây và bánh mì vào một chiếc túi đựng thực phẩm và khóa lại, để qua đêm. Bánh mì sẽ hút ẩm từ cần tây, sáng hôm sau cần tây sẽ khô lại và bánh sẽ mềm như mới.

Dùng giấy bạc

Nếu trong nhà có giấy bạc, bạn có thể lấy một mẩu giấy vừa đủ để gói kín chiếc bánh mì. Bỏ bánh mì đã bọc giấy bạc vào trong một chiếc nồi có đế dày để tránh nồi bị cháy. Đậy kín nắp nồi và đặt lên bếp. Bật bếp ở lửa nhỏ. Làm nóng nồi trong khoảng 5-7 phút. Sau đó, bạn có thể mở nồi và lấy bánh ra. Bánh sẽ giòn tan như lúc mới ra lò.

Ảnh minh họa: Internet