Mách cha mẹ cách cho trẻ ăn trứng gà giúp con cao lớn, thông minh vượt trội
Nội dung bài viết
Lợi ích của ăn trứng gà
Trứng gà có tỷ lệ dinh dưỡng cân đối phù hợp với mọi đối tượng và lứa tuổi. Nó cung cấp phốt pho, kẽm, kali, canxi, sunful và nhiều vitamin, chất đạm trong trứng gà có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu, chứa các axit amin rất cần thiết cho sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong trứng gà có choline giúp phát triển trí não, tăng cường chức năng và trí nhớ cho trẻ.
Quả trứng gồm lòng trắng và lòng đỏ, mỗi phần có giá trị dinh dưỡng khác nhau:
- Lòng đỏ trứng đặc biệt có nhiều chất dinh dưỡng như: 29.8% chất béo, 13.6% chất đạm, 1.6% chất khoáng.
- Lòng trắng trứng chủ yếu chứa nước, 10.3% chất đạm, ít chất béo và chất khoáng.
Về giá trị dinh dưỡng thì trứng gà và trứng vịt không khác nhau nhiều lắm nhưng thành phần các vi chất trong trứng gà tốt hơn trứng vịt, hàm lượng kẽm và vitamin A nhiều hơn.
Nhiều cha mẹ ngoài thắc mắc cho trẻ ăn trứng gà nhiều có tốt không thì còn phân vân không biết ăn trứng gà ta hay trứng gà công nghiệp tốt hơn?
Thực tế, trứng gà công nghiệp và trứng gà ta không có gì khác nhau về thành phần và giá trị dinh dưỡng nhưng trứng gà ta có lòng đỏ to và nhiều hơn. Vậy nên bố mẹ có thể yên tâm lựa chọn trứng gà công nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho bé yêu sử dụng.
Cho trẻ ăn trứng theo từng độ tuổi
Trứng là món ăn bình dân, bổ dưỡng giàu dinh dưỡng, dùng trứng gà chế biến món ăn cho trẻ là lựa chọn chính xác và sáng suốt. Tuy nhiên, trẻ ăn trứng gà nhiều có tốt không là thắc mắc của nhiều người.
Trứng gà mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ và là món ăn "khoái khẩu" của trẻ nhỏ nên đôi khi vì chiều con, mẹ cho các bé ăn trứng quá nhiều trong một lần mà không lường trước những tác hại đến sức khoẻ của con.
Gây táo bón: Trứng gà có chứa protein mà hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu, nếu như hấp thụ protein nhiều quá vào cơ thể, hệ tiêu hóa không thể tiêu hóa toàn bộ chất thu vào nên gây ra tình trạng táo bón.
Đi tiêu phân sống: Tiêu thụ số lượng trứng gà nhiều trong thời gian ngắn sẽ khiến trẻ không thể tiêu hoá và đi ngoài phân sống
Gây hại đến thận: Do hấp thụ quá nhiều protein sẽ tác động đến hoạt động của thận làm bộ phận này hoạt động quá tải.
Nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch: Hàm lượng cholesterol trong trứng gà rất lớn, nếu ăn nhiều quá trong khoảng thời gian dài cũng có thể dẫn đến xơ hóa động mạch.
Khi ăn nhiều trứng, cơ thể sẽ không phân giải hết được protein trong trứng sẽ sản sinh ra các loại chất độc như phenyl hydrat, amine gây hại cho sức khoẻ.
Theo các chuyên gia, căn cứ vào tháng tuổi của bé để chia khẩu phần ăn cho phù hợp.
Bé từ 6-7 tháng tuổi: Trẻ 6 tháng có ăn được trứng gà không? Đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm nên cho trẻ ăn từ từ từng ít một để xem trẻ có bị dị ứng với trứng hay không.
Tốt nhất, nên làm bột trứng cho trẻ ăn bằng cách nấu chín bột xong rồi cho ½ lòng đỏ trứng vào, khuấy nhanh tay cho trứng hoà tan với bột, có thể sử dụng 2 – 3 lần mỗi tuần.
Bé từ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ mỗi bữa, tuần ăn 3 – 4 bữa.
Tương tự như khi chế biến bột trứng cho trẻ, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.
Bé từ 1-2 tuổi: ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần (nhớ ăn luôn cả lòng trắng).
Bé từ 2 tuổi trở lên nếu thích ăn trứng có thể cho ăn 1 quả mỗi ngày. Có thể chế biến thành nhiều món cho trẻ như trứng rán đúc thịt, trứng luộc, trứng sốt cà chua, canh trứng…
Một số lưu ý khi chế biến trứng cho trẻ
Cách chế biến trứng tốt nhất là luộc chín tới, không những bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin ít bị mất đi ít, phòng nhiễm khuẩn...
Nếu ăn trứng gà sống tỉ lệ tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng chỉ ở mức 40%, ở trứng gà luộc chín là 100%.
Cách luộc trứng đúng: Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.
Dù ăn nhiều hay ít thì các mẹ cũng nên nhớ các nguyên tắc sau đây:
Không ăn trứng chưa nấu kỹ: Vì hệ tiêu hoá của trẻ còn non yếu nên mẹ không nên cho trẻ ăn trứng lòng đào để tránh trường hợp bị rối loạn tiêu hoá hay ngộ độc.
Trong đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng đều có khả năng nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là salmonela có thể gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra trong lòng trắng trứng chưa chín có chứa chất chống lại biotin (vitamin H), mẹ cho bé ăn lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Không ăn vào buổi tối: Ăn trứng vào buổi tối sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, mẹ không nên kết hợp trứng với các loại thực phẩm giàu vitamin A.
Không ăn khi bụng đang đói: Khi bụng đói mà dung nạp quá nhiều protein như trứng, thịt, sữa... thì protein sẽ bị "áp bức" chuyển hoá thành nhiệt năng và tiêu hao, không phát huy được tác dụng bồi bổ của cơ thể.
Không cho đường vào trứng: Protein trong trứng kết hợp với axit amonic trong đường glucose tạo thành hợp chất khó hấp thu khiến trẻ bị ợ chua, khó tiêu và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
không cho nước tương (xì dầu) vào trứng: Chắc đây sẽ là điều vô cùng ngạc nhiên với các bà nội trợ và mọi người vì cho nước tương vào trứng ốp la là thói quen thường xuyên của chúng ta.
Tuy nhiên, trypsin trong nước tương kết hợp với lòng trắng trứng sẽ làm tổn thất chất dinh dưỡng, do vậy trẻ sẽ không hấp thụ được nhiều chất nếu như ăn theo cách này.
Không ăn cùng sữa đậu nành: Uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng khiến trẻ bị đầy bụng và khó chịu vì trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng.
Với những thông tin trên chắc chắn chúng ta đã có lời đáp cho câu hỏi trẻ ăn nhiều trứng gà có tốt không? Trứng là thực phẩm bổ dưỡng nhưng điều quan trọng là trẻ nhỏ phải được cung cấp đa dạng các loại thực phẩm. Chế độ ăn phong phú không chỉ bổ sung tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà còn cho phép chúng làm quen với nhiều mùi vị khác nhau.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...