Nguyên nhân khiến đầu trẻ sơ sinh bị bẹp đầu

Bẹp đầu hay méo đầu là một trong những hiện tượng dễ gặp ở trẻ sơ sinh, tuỳ vào mỗi trẻ mà có thể bị phía trước, sau, bên trái hoặc bên phải.

Trẻ sơ sinh bị méo đầu, bẹp đầu, đầu dài... khiến các bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của con không? - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến đầu trẻ bị méo mó là do hộp sọ của trẻ sơ sinh còn mềm, việc trẻ nằm ở một tư thế quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Trên đỉnh đầu trẻ có phần mềm là phần hộp sọ chưa dính liền lại với nhau, chúng ta gọi là thóp. Thóp giúp trẻ thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của não bộ trong giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi. Vì xương sọ của trẻ khá mềm dẻo nên khi trẻ có xu hướng nằm một bên quá dài sẽ khiến trẻ bị méo đầu.

Một nguyên nhân khác lý giải hiện tượng này là trong quá trình sinh nở, hộp sọ của trẻ đã bị biến đổi qua đường tử cung để ra đời. Những áp lực mạnh tác động lên hộp sọ làm thay đổi cấu trúc xương để giúp bé ra đời dễ dàng hơn.

Các bé sinh thiếu tháng cũng có khả năng bị méo đầu nhiều hơn so với các bé sinh đủ tháng do vùng đầu của con chưa được hoàn thiện và thường mềm hơn so với các bé sinh đủ tháng.

Chúng ta có thể phát hiện trẻ bị móp đầu nếu quan sát từ trên xuống. Từ vị trí này, phần sau đầu một bên có thể phẳng hơn so với bên còn lại. Tao ở bên phẳng hơn có thể bị đẩy ra phía trước.

Cha mẹ thường sẽ lo lắng nếu như thấy con có các dấu hiệu không bình thường. Trường hợp em bé bị méo đầu là thường thấy nhưng nó sẽ không hề ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của não ngoại trừ việc gây mất thẩm mỹ và vẻ đẹp của trẻ sơ sinh. 

Trẻ bị méo đầu, móp đầu không làm ảnh hưởng đến não bộ của trẻ mà chỉ gây mất thẩm mỹ và vẻ đẹp của trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bị méo đầu có tròn lại được không? Hầu hết các trẻ sẽ tự điều chỉnh lại phần bị lép khi bé được 6 tháng tuổi và bắt đầu tập ngồi.

Tuy nhiên mẹ cũng nên quan sát nếu như thấy đầu bé bỗng nhiên bị lép một cách bất thường thì có thể là dấu hiệu của các bệnh bẩm sinh nghiêm trọng. Lúc này, mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán chính xác tình hình của trẻ.

Để cải thiện tình trạng này sớm hơn, hãy cùng tìm hiểu các cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh trong bài viết này.

Cách chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh

Theo lời khuyên của các bác sĩ, xương hộp sọ của trẻ sơ sinh còn rất mềm và đang tiếp tục phát triển, nên khi mẹ đặt con nằm ở một tư thế quá lâu sẽ dẫn tới đầu bị móp, bẹp.

Đầu trẻ bị bẹp nhiều bên phải do nằm nghiêng bên phải nhiều, hoặc bên trái do nằm nghiêng bên trái nhiều nên để cho trẻ có đầu tròn thì mẹ cần lưu ý những cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh sau đây:

 Cha mẹ nên lưu ý điều chỉnh, nắn đầu cho trẻ sơ sinh lúc trẻ 0 đến 3 tháng tuổi vì đây là giai đoạn hộp sọ dễ điều chỉnh nhất - Ảnh minh họa: Internet

Đừng để bé nằm ngủ ở một tư thế quá lâu

Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé thường xuyên là cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh giúp đầu bé sớm trở lại tròn đẹp. Xoay đầu bé sang bên phải cho giấc ngủ này và để đầu bé xoay bên trái cho giấc ngủ tiếp theo hoặc ngược lại. Nếu nằm ngửa, xoay mặt bé qua phía đối diện.

Khi đặt bé nằm xuống giường mẹ nên đặt một cách từ từ, nên đặt người xuống trước rồi mới đến đầu để chỉnh sao cho đầu bé được thoải mái nhất, phù hợp với gối hay khăn mềm.

Tuyệt đối không nên để trẻ nằm trên gối cứng hoặc mặt phẳng nào đó cứng, tốt nhất cho gối đầu lên gối hoặc chăn mềm, không nên kê cao để không ảnh hưởng đến phần xương cổ và gây áp lực không hay lên phần đầu trẻ, làm đầu trẻ bị bẹp và vẫn dài.

Đừng để bé nằm ngủ ở một tư thế quá lâu là cách bố mẹ nắn đầu cho trẻ sơ sinh nhanh chóng tròn đẹp - Ảnh minh họa: Internet

Nếu bé thường xuyên nghiêng về bên nào đó mẹ có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để bé buộc phải nghiêng về hướng khác, cách này giúp đầu bé luôn tròn trịa.

Cho bé nằm sấp

Có thể cho bé nằm sấp với sự giám sát của bố mẹ, tuy nhiên hãy cẩn thận không cho bé nằm sấp quá lâu vì bé ngủ tư thế này có thể gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khi ngủ.

Nằm sắp trong một khoảng thời gian xác định sẽ giúp bé chắc cơ và tăng phát triển thể chất khác. Nằm sấp giảm sự va chạm của đầu và bề mặt nên trẻ sẽ giảm được tình trạng méo đầu hiệu quả hơn.

Khi bé được 2 - 3 tháng tuổi, nhiều bé đã cứng cổ, có thể ngóc đầu dậy, mẹ hãy cho tập cho bé nằm sấp dưới sự giám sát của mình nhiều lần trong ngày. Vừa tập luyện cho xương cổ cứng cáp vừa giúp bé tránh tình trạng bẹp đầu, méo đầu.

Mẹ hãy tập cho bé nằm sấp dưới sự giám sát của mình để luyện cho cơ bắp của trẻ được cứng cáp và giảm áp lực lên đầu, giúp bé tránh bị bẹp đầu - Ảnh minh họa: Internet

Thu hút sự chú ý của bé

Cha mẹ có thể sử dụng đồ chơi hoặc dùng giọng nói để khuyến khích trẻ xoay mặt qua hai bên. Một mẹo chữa đầu dài cho trẻ sơ sinh là mẹ hãy treo trên nôi trẻ một số con thú, đồ chơi hay các vật có thể chuyển động với âm thanh, màu sắc sống động khiến trẻ thích thú khi quan sát, vừa luyện được mắt, vừa giúp đầu không ngừng nghiêng sang bên này hay bên kia tránh móp.

Điều chỉnh tư thế cho bé bú 

Một điều các mẹ cũng cần biết là tư thế bú rất ảnh hưởng đến con. Khi bế hoặc cho trẻ bú, mẹ có thể nhẹ nhàng massage và xoa đầu trẻ, cho bú luân phiên 2 bên đầu vú, thay đổi tư thế bế trẻ để tránh đầu kê về một bên quá nhiều, đồng thời cũng giúp kích thích 2 tuyến vụ hoạt động đồng đều.

Mẹ nên cho bé bú luân phiên hai bên vú để kích thích tuyến vú hoạt động và tránh áp lực lên một bên đầu bé quá nhiều -  Ảnh minh họa: Internet

Tuyệt đối không dùng tay xoa nắn đầu trẻ. Massage sẽ không mang lại hiệu quả vì đây là sự biến dạng thuộc về cấu trúc xương của xương sọ.

Trong khoảng từ 3 – 6 tháng nếu tình trạng méo đầu của con không được cải thiện mẹ có thể đưa bé đến các bác sĩ nhờ tư vấn những bài tập, cách xoa nắn đầu cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ dụng cụ nào được quảng cáo sẽ giúp đầu bé cố định để tránh các nguy cơ đột tử hoặc gây hại cho sự phát triển của trẻ.

Thông thường tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh sẽ tự động cải thiện khi được 6 tháng tuổi. Bởi vậy cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tạo tâm lý thoải mái để chăm sóc con yêu. Với những chia sẻ cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ điều chỉnh hình dáng đầu bé yêu được tròn và đẹp.