1. Ngăn ngừa chuột rút bắp chân với mọi người

Chuột rút bắp chân là cơn co mạnh thắt chặt các cơ, gây đau đột ngột, dữ dội ở bắp thịt. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau và thương kéo dài trong vài phút. Cơn đau khiến người bị chuột rút vô cùng đau đớn và không thể cử động được, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó khăn cho các hoạt động của người bệnh.

Chuột rút bắp chân rất hay gặp ở tất cả mọi người - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy chúng ta cần ngăn ngừa chuột rút bắp chân càng sớm càng tốt. Dưới đây là một vài biện pháp giúp làm giảm hoặc mất triệu chứng mà mọi người cần biết:

+  Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế.

+ Tránh làm việc mệt nhọc.

+ Khởi động kỹ trước khi vận động cơ thể hoặc trước mỗi buổi tập. Ngoài ra cũng cần thư giãn cơ bắp sau mỗi lần tập luyện

Không khởi động kĩ trước khi tham ra vận động hoặc các buổi tập - Ảnh minh họa: Internet

+  Thực hiện các động tác massage từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để lưu thông máu.

+ Tắm bằng nước ấm và ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.

+ Tránh để cơ thể bị mất nước. Uống đủ nước mỗi ngày với các loại nước giàu chất khoáng như: nước oresol, nước chanh đường muối, nước dừa…

+ Tránh thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết bằng việc thay đổi chế độ ăn uống

+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia... 

Phụ nữ mang thai thường bị chuột rút ở các cơ bắp chân, bắp thịt đùi, hông, gối. Nguyên nhân chủ yếu là do trọng lượng cơ thể tăng nhiều trong thời gian mẹ mang thai đè nặng lên đôi chân. Điều này gây ra tình trạng khó lưu thông máu, ngoài ra còn một số lí do khác như ốm nghén khiến mẹ thiếu chất và tử cung phát triển, giãn rộng khiến các cơ và dây chằng bị kéo căng gây đau nhức và chuột rút… 

Chuột rút bàn chân thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Chính vì hiện tượng chuột rút rất phổ biến nên bà bầu khó tránh khỏi các triệu chứng khó chịu này. Đôi khi chỉ cần bà bầu hắt hơi, cười lớn hay đứng lâu cũng bị chuột rút. Vậy cần làm gì để ngăn ngừa chuột rút bắp chân khi mang thai? Các mẹ có thể sử dụng một số biện pháp dưới đây để giảm thiểu tình trạng này nhất có thể:

+ Gác chân tay lên gối mỏng, mềm khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.

+ Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng, điều độ và thường xuyên massage.

+ Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như: Yoga, đi bơi, đi bộ... giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể mẹ thuận lợi hơn.

+ Thực hiện chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung nhiều canxi và chất điện giải. Ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột để không bị táo bón, gây nặng nề xương chậu, dẫn đến triệu chứng chuột rút.

2. Cách xử trí khi bị chuột rút bắp chân

Chuột rút không trừ bất kì một đối tượng nào, nó khiến chúng ta đau đớn cho dù ở đâu, khi nào. Vậy khi bị chuột rút bắp chân phải làm sao?

Trước hết, người bị chuột rút phải ngừng vận động, thả lỏng các chi bị chuột rút, nhờ người xung quanh kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay còn lại ấn đầu gối xuống.

Khi bị chuột rút bắp chân chúng ta cần dừng vận động ngay - Ảnh minh họa: Internet

Vậy chúng ta cần làm gì để hết chuột rút nhanh?

+ Kéo căng: Hãy đứng bằng chân, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối và ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút. Giữ yên trong 20 - 30 giây.

+ Chích lể cơ bắp: Phương pháp này thường được áp dụng cho các vận động viên. Chỉ cần dùng một cây kim để chích vào chỗ bị chuột rút, cần sử dụng kim đảm bảo vệ sinh để tránh trường hợp bị nhiễm trùng.

+ Xoa bóp: Có thể tự xoa bóp vào chỗ bị chuột rút để giảm căng cơ. Xoa bóp hay vuốt vùng cơ bị chuột rút, làm vùng da ấm lên, thao tác phải nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau. Có thể sử dụng một con lăn massage hoặc bóng tennis.

+ Làm ấm: Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu. Ngoài ra, việc chúng ta tắm nước ấm cũng giúp giảm chuột rút và thư giãn cơ bắp.

Đôi khi, bạn thường xuyên bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ, những cơn chuột rút khiến bạn đau đớn, mất ngủ, căng thẳng đầu óc. Lý giải chứng chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ, các nhà chuyên môn cho rằng, người nào mà ban ngày lao động nặng nhọc bị mệt mỏi hoặc đứng lâu trên nền cứng nên đêm bị chuột rút. Cụ thể là những nguyên nhân sau:

+ Do mất nước: Một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ là do cơ thể bị mất nước. Một cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến dây thần kinh bị tác động và trở nên nhạy cảm hơn. Chính sự nhạy cảm này đã kích thích dây thần kinh tạo nên những áp lực lớn lên hệ thần kinh, từ đó tạo nên những cơn co thắt dữ dội.

+ Thiếu chất khoáng: Chuột rút bắp chân khi ngủ có thể là do thiếu hụt chất khoáng, đặc biệt là khoáng chất kali, canxi, magie, natri. 

+ Ngồi hoặc đứng quá lâu: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ là việc giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian dài. Bởi khi chúng ta không thường xuyên hoạt động sẽ khiến các bắp chân, dây chằng trở nên mệt mỏi, tăng nguy cơ bị chuột rút khi ngủ.

3. Các thực phẩm ngăn ngừa chuột rút bắp chân

Ngoài việc tập thể dục thể thao đúng cách, nên khởi động tốt trước khi vào bài vận động, dinh dưỡng hợp lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng để tránh chứng chuột rút bắp chân. Vậy khi bị chuột rút nên ăn gì?

Các thực phẩm tốt cho cơ bắp và ngăn ngừa chứng chuột rút - Ảnh minh họa: Internet

Dưới đây là một số thực phẩm giàu dưỡng chất tuyệt vời tốt cho cơ bắp:

+ Thực phẩm giàu Kali: Trong chế độ dinh dưỡng, bạn nên ăn các loại thực phẩm như chuối, khoai lang, sữa chua, đậu trắng, bông cải xanh...để tăng lượng kali trong máu, làm giảm chứng chuột rút cơ bắp.

+ Thức ăn chứa muối: Cơ thể có thể mất muối qua mồ hôi, đặc biệt là khi tập thể dục kéo dài trong thời tiết nóng. Nước uống tăng lực thường sẽ có một lượng muối được thêm vào, có thể dùng thêm một số thức ăn nhẹ khi vận động nhiều như bánh quy...

+ Thực phẩm giàu canxi: Lượng canxi thấp có thể dẫn đến chuột rút cơ bắp. Ăn sữa chua, cá mòi, củ cải xanh, rau lá xanh đậm, pho mát và sữa để bổ sung thêm canxi.

+ Thực phẩm giàu carbohydrate và đồ uống khi tập thể dục: Ăn hạt diêm mạch, bột yến mạch, chuối, củ cải đường, cam, bưởi, khoai… giúp bổ sung glycogen vì nếu nồng độ glycogen quá thấp, các cơ bắp trở nên mệt mỏi và nguy cơ chuột rút cao hơn.

Những người cao tuổi cũng thường xuyên bị chuột rút. Vậy người già bị chuột rút nên ăn gì? Câu trả lời chính là danh sách thực phẩm đã được nêu ở trên tuy nhiên người già nên ăn nhiều rau, hoa quả, các loại hạt hơn, hạn chế ăn đồ nhiều muối.

Trước khi tham ra các hoạt động thể thao, bạn nên khởi động thật kĩ - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh chuột rút bắp chân vốn là bệnh phổ biến, thế nên bạn hãy nắm rõ các mẹo chữa chuột rút bắp chân cùng một số cách xử lý khi bị chuột rút để tránh cảm giác đau đớn cho mình và có thể giúp đỡ người xung quanh khi bị chuột rút.