Lý giải nguyên nhân bệnh lý tiêu hóa ngày càng tăng
Ngày 27-7, tại hội nghị Dinh dưỡng mở rộng lần thứ XII với chủ đề Dinh dưỡng trong bệnh lý tiêu hóa, TS-BS Võ Hồng Công Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết hiện nay gánh nặng bệnh tật toàn cầu đã chuyển dịch từ các bệnh truyền nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm.
Chi phí điều trị cho bệnh lý không lây nhiễm tăng gấp 40-50 lần so với bệnh lây nhiễm.
Bệnh không lây nhiễm có tỉ lệ tử vong cao nhất trên thế giới, chiếm 70-75%, và tỉ lệ tử vong trên toàn cầu đang tiếp tục tăng. Trong đó, tỉ lệ mắc các bệnh tiêu hóa năm 2017 là hơn 4,6 tỉ người trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, bệnh không lây nhiễm cũng là nhóm bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất. Theo Cục Y tế dự phòng, năm 2020, trong nhóm bệnh không lây nhiễm thì tỉ lệ mắc bệnh lý tiêu hóa ngày càng gia tăng.
“Những thay đổi về nhân khẩu học, các yếu tố kinh tế xã hội, cải thiện chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, dinh dưỡng, dân số già, thay đổi thói quen ăn uống và đô thị hóa khiến gánh nặng bệnh tật tăng, trong đó có bệnh lý về tiêu hóa” - bác sĩ Công lý giải.
Ngoài các bệnh lý mạn tính như tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, ung thư, bệnh lý tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như chi phí điều trị. Các bệnh tiêu hóa thường gặp như loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại trực tràng.
Trong đó, bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất thường gặp. Triệu chứng gợi ý của bệnh là ợ nóng và ợ trớ, triệu chứng ngoài thực quản như ho kéo dài, khàn giọng và hen. Triệu chứng báo động gồm nuốt khó, nuốt đau, ói ra máu, ho kéo dài...
Theo bác sĩ Công, ngày nay, nhiều kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa đã góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị.
Năm 2023, Bệnh viện Nhân dân Gia Định khảo sát trên 4.400 bệnh nhân, ghi nhận thói quen gây triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản cả ban ngày lẫn ban đêm là ăn quá no, ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ, thức khuya.
Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra việc ăn nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị chua cay, nước cốt dừa hay uống nhiều nước ngọt có gas, bia, rượu, nước ép cam và cà phê gây khởi phát triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
“Với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản mức độ nhẹ và trung bình, để điều trị, đầu tiên phải thay đổi lối sống, điều chỉnh thói quen ăn uống, nhất là người thừa cân, béo phì. Tiếp theo là tránh ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Không hút thuốc lá, tránh thực phẩm tích hợp để kiểm soát triệu chứng” - bác sĩ chia sẻ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....