Lý do bất ngờ khiến nhiều người trẻ đau dạ dày
Trong nhịp sống bận rộn, tâm lý căng thẳng cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến. Cơ thể bị căng thẳng quá độ sẽ kích thích hệ thống thần kinh trung ương, khiến hệ tiêu hóa cũng bị chi phối, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả hơn và gây ra các vấn đề ở cơ quan này.
Vì sao căng thẳng gây đau dạ dày?
Theo Medical News Today, những người thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực có nguy cơ đau dạ dày cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc, gây viêm loét. Khi sự căng thẳng kích thích hệ thống thần kinh trung ương, tiêu hóa có thể bị chậm lại, trì hoãn.
Bên cạnh đó, khi chúng ta bị căng thẳng, cơ thể phản ứng bằng cách giải phóng các hormone như cortisol và adrenaline. Những hormone này có tác dụng kích hoạt hệ thống phản xạ giao cảm của cơ thể, dẫn đến một loạt các thay đổi vật lý, bao gồm cả sự tăng sản xuất axit trong dạ dày. Điều này làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày và kích thích, khiến các cơn đau dạ dày tái phát hoặc càng nặng hơn.
Ở những người thường xuyên stress, hệ thống thần kinh trung ương bị kích thích khiến máu huyết lưu thông đến dạ dày kém và làm suy yếu hoạt động của cơ quan này. Thần kinh bị căng thẳng quá mức còn kích thích các cơ co thắt trong dạ dày hoạt động mạnh, dẫn đến cơn đau dữ dội.
Bên cạnh đó, stress cũng làm giảm khả năng của cơ thể trong việc sửa chữa các tổn thương tế bào và tăng sự thấm của niêm mạc dạ dày, làm cho khu vực này dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với axit. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày mà còn có thể dẫn đến sự bùng phát của các cơn đau.
Ngoài ra, khi tâm lý căng thẳng, nhiều người có khuynh hướng chán nản, bỏ bữa, ăn uống vô độ hoặc sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá để giải tỏa. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày và nhiều vấn đề khác ở cơ quan này.
Cách giảm đau dạ dày do căng thẳng
Theo Uchicago Medicine, căng thẳng thường chỉ là tạm thời, vì vậy, đau dạ dày sẽ chấm dứt khi chúng ta có trạng thái tâm lý thoải mái hơn. Tuy nhiên, stress kéo dài có thể dẫn đến các triệu chứng đau dạ dày mạn tính.
Một số điều về cả mặt cảm xúc và thể chất có thể giúp bạn giảm căng thẳng, ngăn ngừa nguy cơ đau dạ dày, bao gồm:
- Thường xuyên vận động, tránh ngồi trong thời gian dài
- Thỉnh thoảng hít một vài hơi thở sâu
- Khi thực hiện một hoạt động căng thẳng, hãy nghỉ ngơi một khoảng thời gian ngắn
- Ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm
- Ăn thực phẩm lành mạnh và tránh đồ ăn vặt
- Hạn chế uống rượu, bia và chất kích thích
- Thường xuyên giao lưu, trò chuyện và cười nhiều hơn với người thân, đồng nghiệp
- Dành nhiều thời gian ở ngoài trời
- Thử tập thiền.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....