Lợi ích và những món ăn bổ dưỡng từ bắp cải tím
Nội dung bài viết
Bắp cải tím không chỉ có màu sắc bắt mắt mà loại rau này còn đem đến rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho lợi ích sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Phunuvagiadinh sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích xoay quanh tác dụng cũng như cách chế biến loại rau có màu sắc đẹp mắt này.
Giá trị dinh dưỡng của bắp cải tím
Bắp cải tím tuy cung cấp ít calo cho cơ thể nhưng nó lại chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng tốt khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì trong 89 gram bắp cải tím thô có chứa các chất dinh dưỡng sau đây:
- Calo: 28
- Protein: 1 gram
- Carbs: 7 gram
- Chất xơ: 2 gram
- Vitamin C: 56% DV
- Vitamin K: 28% DV
- Vitamin B6: 11% của DV
- Vitamin A: 6% DV
- Kali: 5% của DV
- Thiamine: 5% của DV
- Riboflavin: 5% của DV
Lưu ý: DV là lượng dinh dưỡng khuyến nghị mỗi ngày.
Đặc biệt trong bắp cải tím còn cung cấp một số chất như sắt, canxi, magie, phốt pho, kẽm và đồng.
Lợi ích của bắp cải màu tím
1. Cải thiện hệ miễn dịch
Vitamin C là một chất chống oxy hóa rất quan trọng, nó cần thiết cho quá trình xây dựng lên một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Vitamin C giúp kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu và tạo thành tuyến phòng thủ đầu tiên cho hàng rào đề kháng. Bắp cải tím nằm trong danh sách những thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhất. Chính vì vậy, việc ăn bắp cải tím sẽ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, do đó bạn bạn không thể bỏ qua thực phẩm này.
2. Chống viêm và viêm khớp
Trong bắp cải tím có chứa phytonutrients, chất này có thể hỗ trợ giảm viêm mãn tính. Bên cạnh chất phytonutrients thì có một hợp chất khác là sulforaphane được tìm thấy trong nhiều loại rau họ cải. Nó có khả năng đẩy lùi viêm nhiễm một cách nhanh chóng.
Nếu bạn là người mắc bệnh viêm khớp thì bạn cần bổ sung một chế độ ăn dinh dưỡng phong phú với nhiều trái cây và rau quả giàu anthocyanin, chẳng hạn như bắp cải có màu tím. Nó sẽ giúp bạn cải thiện bệnh viêm khớp một cách hiệu quả cũng như giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
3. Bắp cải tím tốt cho xương
Bắp cải tím là thực phẩm giàu vitamin K. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì vitamin K có khả năng làm tăng lượng protein cần thiết để duy trì canxi trong xương, từ đó làm giảm nguy cơ loãng xương.
Bên cạnh đó, các chuyên gia nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin K có thể thúc đẩy quá trình chữa lành tình trạng gãy xương cũng như duy trì mật độ xương. Đây cũng chính là lý do vì sao bắp cải tím lại được khuyến khích sử dụng trong thực đơn dinh dưỡng để ngăn ngừa loãng xương.
4. Thúc đẩy sức khỏe đường ruột
Với những dưỡng chất có trong bắp cải tím thì nó đã trở thành thực phẩm đắc lực cho hệ thống tiêu hóa. Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì những thực phẩm giàu lợi khuẩn như kim chi cải bắp tím sẽ hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của đường ruột bằng cách hỗ trợ cho sự phát triển của những vi khuẩn lành mạnh, bảo vệ bạn chống lại hội chứng rò rỉ ruột và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
5. Bảo vệ mắt
Trong bắp cải tím có chứa hàm lượng vitamin A lý tưởng. Nó không chỉ tốt cho da mà còn rất có lợi cho mắt. Vitamin A thúc đẩy thị lực khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và làm giảm thiểu nguy cơ đục thủy tinh thể.
Đặc biệt, vitamin A còn được chuyển hóa thành beta-carotene, đây là hợp chất rất quan trọng để duy trì sức khỏe của đôi mắt khi bạn già đi.
6. Bắp cải tím tốt cho tim
Bắp cải tím nằm trong danh sách những món ăn tốt cho tim mạch. Với hàm lượng anthocyanin dồi dào trong bắp cải, một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thường xuyên ăn thực phẩm giàu anthocyanin như bắp cải tím có thể giảm nguy cơ mắc phải bệnh đau tim, so với những người ăn ít thực phẩm này.
Bắp cải tím làm món gì ngon
Bắp cải tím xào
Nguyên liệu:
- Bắp cải tím: 1/2 cái
- Măng tây: 400g
- Đậu hũ: 200g
- Gia vị cần thiết khi nấu: Dầu ăn, nước mắm, bơ, hành, tỏi và tiêu…
Cách sơ chế:
- Bắp cải tím mua về bạn nhặt bỏ lá già, sâu (nếu có), sau đó bào mỏng rồi rửa sạch với nước. Tước bỏ phần gốc già của măng tây và cắt miếng vừa ăn.
- Đậu hũ thái lát dài, sau đó vắt nhẹ cho ráo nước. Tương tự với hành lá, bạn cũng rửa sạch và cắt khúc. Tỏi, hành củ bóc vỏ, rửa sạch sau đó đập dập và băm nhỏ.
Cách thực hiện
Bước 1: Cho khoảng 1 lít nước vào nồi rồi đun sôi, sau đó cho bắp cải tím vào trần qua trong 1 phút rồi vớt ra để ráo. Làm tương tự với măng tây.
Bước 2: Rán đậu phụ cho đến khi vàng đều thì vớt ra để cho bớt dầu và nguội. Lưu ý, bạn nên sử dụng chảo lòng sâu để đậu được rán ngập trong dầu nhé.
Bước 3: Đun nóng chảo, rồi cho hành băm vào đảo đều đến khi mùi thơm bốc lên thì tiếp tục cho tỏi băm vào. Sau đó đảo đều hỗn hợp 1 phút.
Bước 4: Thêm bơ thực vật vào chảo, khi bơ đã tan bạn cho bắp cải vào xào trước, đảo đều tay trong 2 phút, rồi cho măng tây vào xào cùng trong khoảng 5 phút. Khi bắp cải và măng gần chín, cho đậu phụ vào xào cùng, lúc này bạn đảo đều khoảng 1 phút là được. Nêm thêm nước mắm và các gia vị cho vừa ăn.
Bước 5: Sau khi đã hoàn thành các bước trên, bạn hãy cho hành lá vào xào cùng rồi tắt bếp. Nhớ đảo qua vài lần cho lá hành chín nhé. Sau khi hoàn tất bạn chỉ cần dọn ra đĩa và thưởng thức.
Ngoài món bắp cải tím xào, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số món khác từ bắp cải để làm phong phú thực đơn cho gia đình như: Cháo cá lóc bắp cải tím, canh bắp cải tím nấu sườn,...
Bài viết trên Phunuvagiadinh đã giới thiệu đến bạn những lợi ích và các món ăn bổ dưỡng mà bắp cải tím mang lại. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”