Lợi ích tuyệt vời của nước ép gừng với sức khỏe mà bạn chớ bỏ qua
Gừng là một loại cây vùng nhiệt đới thuộc họ Zingiberaceae. Từ lâu, gừng đã được sử dụng như một gia vị quen thuộc trong nấu ăn và có tác dụng với sức khỏe con người. Theo đông y, gừng tươi có tác dụng kinh phế, tỳ vị, tính ấm, chống lạnh, hồi dương nên có thể dùng gừng để chữa tiêu chảy, đầy bụng, lạnh tay chân, mạch yếu, thấp khớp…
Lợi ích nước ép gừng với sức khỏe
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Gừng có tác dụng giảm hàm lượng đường huyết trong máu ở người bệnh tiểu đường và ngừa nguy cơ tiểu đường cho ngay cả người không mắc bệnh. Một cốc nước ép gừng trong ngày cũng có thể giúp bạn kiểm soát hàm lượng đường khi đói hiệu quả.
Làm chậm lão hóa thần kinh
Hợp chất phenol và flavonoid có trong gừng có chức năng bảo vệ dây thần kinh. Duy trì uống nước ép gừng đều đặn còn làm tăng hàm lượng protein trong não, giúp não hoạt động khỏe mạnh hơn.
Chống ung thư
Các chiết xuất phenolic, gingerol, shogaol và gingerone trong gừng giúp chống kháng viêm, giảm tác động của các gốc tự do gây hại cho cơ thể từ đó ngừa có thể ngừa ung thư và kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, gừng và các thành phần hoạt chất của nó bao gồm gingerol-6 và shogaol-6 còn có hoạt tính chống lại ung thư dạ dày-ruột.
Giảm đau do viêm khớp
Chiết xuất từ gừng có thuộc tính giảm đau, tốt cho người bị đau khớp mãn tính. Ngoài việc sử dụng nước ép gừng, bạn cũng có thể sử dụng rượu gừng để xoa bóp để làm giảm đau các khớp hiệu quả.
Giảm sự khó chịu của dạ dày, cải thiện tiêu hóa
Gừng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa từ đó giúp tiêu hóa làm việc tốt hơn. Uống một cốc nước ép gừng mỗi ngày sẽ tạo ra vi khuẩn có lợi cho đường ruột, ngăn ngừa các chứng rối loạn tiêu hóa do kháng sinh.
Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong gừng cũng có khả năng ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh và giảm bài tiết dịch vị dạ dày.
Chữa bệnh mất ngủ
Trong gừng có chứa nhiều cineole giúp giải tỏa căng thẳng, điều trị chứng đau nửa đầu, tác dụng an thần, làm cho tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.
Cách làm nước ép gừng bổ dưỡng
Củ gừng đem đi rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ thêm vào một chút nước rồi bỏ vào máy xay xay nhuyễn. Sau đó, gạn sạch bã và đổ nước gừng nguyên chất ra cốc. Bạn có thể thêm vào vài giọt chanh hoặc mật ong tùy thích để tăng thêm hương vị.
Lưu ý khi sử dụng gừng
Không nên gọt vỏ
Có rất nhiều người có thói quen cạo sạch vỏ khi ăn gừng. Tuy nhiên, đây lại là thói quen sai lầm, khiến gừng không phát huy hết được công dụng. Gừng tươi chỉ cần rửa sạch rồi thái lát là đã có thể dùng được ngay.
Không nên ăn gừng trong thời gian dài
Người có tiền sử nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, tiểu đường…thì không nên ăn gừng thường xuyên trong thời gian dài.
Người say nắng không nên sử dụng gừng
Nước ép gừng chỉ thích hợp với những người bị phong hàn cảm mạo hoặc phát nhiệt sau khi đi mưa, trúng gió. Không nên dùng cho trường hợp cảm mạo phong nhiệt, say nắng.
Không nên ăn gừng tươi đã bị dập
Những củ gừng bị dập dễ bị biến chất sinh ra một chất độc cực mạnh có thể gây hoại tử tế bào gan; từ đó dẫn đến ung thư thực quản, ung thư gan. Do đó khi chọn mua gừng, bạn nên tránh chọn những củ đã mọc mầm, bị dập, úng.
Không nên ăn nhiều gừng
Gừng có tính nóng. Nếu ăn nhiều quá cơ thể sẽ bị nhiệt.
Có phải phụ nữ ngực to do động chạm nhiều? Nam giới càng làm một việc này chị em càng...
Có tin đồn ngực phụ nữ có thể to hơn nhờ massage hoặc xoa bóp nhiều khi quan hệ, điều này liệu có chính xác?
Thử ăn 4 thứ được đồn tạo mùi "vùng kín", cặp uyên ương nhận được kết quả bất ngờ khi...
Mặc dù không có nghiên cứu khoa học chính xác nào khẳng định rằng ăn uống có thể làm thay đổi mùi vị của "vùng kín" nhưng điều đó vẫn không ngăn được vô số tin đồn và suy đoán, chẳng hạn ăn dứa khiến "vùng kín" thơm như trái cây còn ăn tỏi sẽ gây ra mùi vì khó chịu.
Người vợ Sài Gòn 10 năm chưa biết "lên mây" là gì, mỗi lần quan hệ đều ám ảnh nghe...
Mỗi lần gần gũi đều thấy nhạt và chẳng hề biết đến cảm giác đạt đỉnh là gì nhưng khi chồng hỏi "em khoái không", chị Oanh lại gật đầu lia lịa.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.