Lợi ích bất ngờ khi ngâm chân nước ấm
Ngâm chân với nước ấm là phương pháp trị liệu đơn giản và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Phương, khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, chỉ ra việc ngâm chân bằng nước nóng có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh sau đây.
Lợi ích của việc ngâm chân bằng nước ấm
An thần, giải độc, tăng sức đề kháng
Nước nóng thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở vùng chân và giải độc cho các vùng trên cơ thể. Do đó, trong khi ngâm chân, bạn sẽ cảm thấy thư giãn, cơ thể được cân bằng từ đó duy trì sức khỏe ổn định.
Trị bệnh ngoài da
Ngâm chân với muối hoặc các thảo dược phù hợp có thể cải thiện được tình trạng viêm da dị ứng, tổ đỉa, nấm, chàm… Những nguyên liệu này có tác dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ vi khuẩn, các tác nhân gây viêm nhiễm, giảm đau, ngứa, từ đó giúp các bệnh ngoài da khỏi nhanh hơn.
Giảm mùi hôi chân
Ngâm chân giúp tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, làm sạch da chết và điều hòa tuyến mồ hôi, qua đó làm giảm tình trạng hôi chân.
Giảm các triệu chứng đau xương khớp
Hơi ấm từ nước giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giảm áp lực lên các khớp xương. Vì vậy, biện pháp này giúp giảm nhanh triệu chứng đau và khó chịu ở khớp xương. Đặc biệt, ngâm chân còn giúp cải thiện nhẹ chức năng khớp gối, tăng cường khả năng khôi phục ở khớp.
Giảm rối loạn thần kinh thực vật
Ngâm chân giúp giảm mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân và một số bệnh rối loạn vận mạch…
Thời gian và nhiệt độ nước ngâm phù hợp
Nhiệt độ nước hoàn hảo để ngâm chân là từ 35-39 độ C và cần ngâm nước ngập trên mắt cá chân khoảng 10-15 cm. Đối với người bị bệnh xương khớp, trong quá trình ngâm thuốc có thể tự xoa bóp vùng trị liệu để tăng hiệu quả.
Nên ngâm nước ấm (có thể kết hợp các loại thảo mộc trị bệnh) khoảng 15-20 phút/lần và thực hiện mỗi ngày một lần. Tuy nhiên, tần suất ngâm chân còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của từng người.
Nếu ngâm chân để trị bệnh, người bệnh nên ngâm 10-20 ngày cho một liệu trình điều trị và có thể kéo dài 2-3 liệu trình liên tục tùy theo diễn biến bệnh.
Người không nên ngâm chân nước ấm
Người dị ứng với các thành phần của thuốc (trong trường hợp sử dụng nước thuốc) và người có vết thương hở được khuyến cáo không nên ngâm chân với nước nóng.
Bên cạnh đó, một số trường hợp sau đây cũng cần thận trọng khi ngâm chân với nước ấm:
- Người bệnh say rượu, tâm thần
- Người bị giảm cảm giác nóng, lạnh (người bệnh tiểu đường)
- Trẻ em, người già sa sút trí tuệ...
- Người có tiền sử động kinh không nên ngâm chân vì có thể bị bỏng hoặc dị ứng với những thành phần thảo dược có trong thuốc ngâm.
Bệnh nhân không có chống chỉ định đều được khuyến khích ngâm chân thảo dược hàng ngày để hoạt huyết, an thần, giảm đau nhức xương khớp, giảm tê bì tay chân, góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình khỏi bệnh...
Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y
Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....