Loại thuốc gây hại gan, không nên dùng sau khi uống rượu
Theo BSCKI Nguyễn Hữu Khánh, khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, TP.HCM, nhiều người thường gặp tình trạng đau đầu vào hôm sau khi thức dậy nếu trước đó uống rượu. Tình trạng này thường là lành tính, tự khỏi. Một số người cũng có thể là dạng đau đầu ngay khi uống rượu, hay gặp ở người có tiền căn đau đầu migraine (đau nửa đầu).
Nguyên nhân
Bác sĩ Khánh phân tích rượu chứa ethanol, là một chất lợi tiểu tự nhiên, khiến người uống rượu phải đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Việc đi tiểu nhiều có thể dẫn đến mất nước. Đây là nguyên nhân người say rượu cảm thấy khát nước, chóng mặt và choáng váng.
Ngoài ra, rượu kích hoạt phản ứng viêm từ hệ miễn dịch và gây ra các triệu chứng thực thể như không thể tập trung, vấn đề về trí nhớ, giảm cảm giác thèm ăn và mất hứng thú trong hoạt động thông thường.
Rượu có thể khiến lượng đường trong máu giảm. Nếu lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, run rẩy, rối loạn ý thức và thậm chí co giật.
Rượu cũng làm cho các mạch máu giãn nở, có thể dẫn đến đau đầu. Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng không thể ngủ sâu và thường thức giấc vào giữa đêm. Điều này khiến bạn chao đảo, nhức đầu và mệt mỏi sau khi tỉnh dậy.
Rượu kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng sản xuất axit dạ dày cũng như trì hoãn quá trình làm rỗng cơ quan này. Tất cả yếu tố này có thể gây đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.
Có nên uống thuốc giảm đau?
"Khi uống rượu, gan sẽ phải làm việc cật lực để chuyển hóa và đào thải ethanol. Sử dụng paracetamol vô tình sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa đối với gan và gây tình trạng ngộ độc paracetamol. Bên cạnh đó, paracetamol, ibuprofen và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa, làm tăng gấp đôi tác hại lên gan", bác sĩ Khánh nhấn mạnh.
Vì vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo không nên uống thuốc giảm đau khi bị mắc chứng đau đầu sau uống rượu.
Để hạn chế bị đau đầu sau khi uống rượu, bác sĩ Khánh hướng dẫn những cách sau:
- Uống nhiều nước lọc, nước gừng và chất điện giải để giúp đào thải nhanh chất cồn khỏi cơ thể.
- Không nên để bụng đói trước khi uống khiến cơ thể hấp thụ rượu nhanh và dễ say hơn.
- Nhâm nhi nước cùng với rượu: Uống một ly nước đầy sau mỗi lần uống rượu sẽ giúp giữ nước.
- Uống rượu trong bữa ăn: Rượu sẽ hấp thụ nhanh hơn nếu dạ dày của bạn trống rỗng.
- Sau khi uống rượu, bạn nên ăn cháo loãng hoặc soup nóng. Ngoài ra, bạn có thể uống nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong hoặc oresol để bổ sung muối natri và kali, giúp cơ thể hồi phục nhanh.
- Người uống rượu thường ít ăn, chỉ uống cho tới khi bị rơi vào tình trạng ngộ độc, rất dễ bị hạ đường huyết. Vì vậy, lựa chọn thức ăn có chứa tinh bột, đường như gạo, ngô, khoai là cách giúp đưa đường huyết của cơ thể về mức an toàn.
- Hít thở không khí trong lành, vận động nhẹ.
- Tắm nước ấm để giãn cơ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....