Loại rau được ví bổ ngang ‘nhân sâm’, thế giới săn lùng làm thuốc nhưng người Việt lại cho là cỏ dại
Rau sam vị hơi chua, không độc, tính hàn và giàu giá trị dinh dưỡng. Các bộ phận của cây như thân, lá, nụ hoa đều có thể sử dụng được, trừ phần rễ.
Ở nước ta, rau sam xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành, thường mọc dại ở vùng đất ẩm ướt ven đường, kênh rạch, ao hồ.
Thông thường, rau sam được thu hái vào mùa hè và mùa thu và chỉ sử dụng loại sam có thân to, đỏ. Tuy nhiên, nếu dùng với mục đích chế biến món ăn, có thể tìm thấy rau quanh năm. Việc giã nát rau với ít muối và đắp trực tiếp vào chỗ bị thương hoặc vắt lấy nước uống thường được áp dụng. Ngoài ra, còn có thể giã nát rồi phơi khô để dùng dần. Khi được sơ chế khô, để giữ được lâu nhất cần đặt rau vào trong các túi kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lợi ích bất ngờ từ rau sam
Thanh nhiệt, giải độc
Tính hàn trong rau sam giúp làm mát cơ thể, giảm các triệu chứng nóng trong.
Giúp chống viêm
Nhờ vào tác dụng của chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất có ích, rau sam có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Đặc biệt là giảm đau và các cảm giác khó chịu khác trên đường tiết niệu và tiêu hóa.
Tốt cho da, cơ và xương
Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng omega 3 cao... Chính điều này đã giúp nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp.
Không chỉ vậy, hàm lượng canxi cao có trong rau sam giúp hỗ trợ xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, vitamin E và chất glutathione có trong rau sam còn giúp bảo vệ màng tế bào và tránh khỏi các tác nhân gây hại.
Cải thiện thị lực
Rau sam chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Ví dụ, vitamin A giúp mắt bạn khỏe mạnh cũng như cải thiện hệ thống miễn dịch. Vitamin A cũng quan trọng với sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể, vì nó hỗ trợ quá trình phân chia tế bào khỏe mạnh.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Rau sam có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ hệ thống tim mạch. Nó là một trong số ít các loại rau giàu axit béo omega-3 rất quan trọng để hỗ trợ các động mạch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các dạng bệnh tim mạch khác.
Trên thực tế, rau sam có hàm lượng axit béo omega-3 cao nhất so với bất kỳ loại cây trồng trên cạn nào.
Hỗ trợ tiêu hóa
Trong rau sam chứa nhiều chất nhầy nên có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, tiết niệu, tránh được các bệnh lý thường gặp. Ngoài ra, rau sam còn được sử dụng để cải thiện tình trạng táo bón, vì hàm lượng chất xơ cao và dự phòng ký sinh trùng đường ruột.
Đặc biệt, rau sam còn được xem như là phương thuốc thiên nhiên giúp cơ thể loại bỏ chất dịch thừa trong cơ thể, bằng cách này có thể giúp bạn giảm cân.
Những lưu ý quan trọng khi ăn rau sam
Người có tỳ vị yếu
Những ai dễ bị tiêu chảy hoặc lạnh bụng không nên ăn rau sam, vì tính hàn của rau có thể làm tình trạng nặng thêm.
Người dùng thuốc bắc
Rau sam có thể tương tác với các loại thảo dược trong thuốc Bắc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Cần nhận diện đúng loại
Rau sam dễ nhầm lẫn với nhiều loại rau dại khác. Trước khi dùng rau sam chữa bệnh, cần tư vấn lương y hoặc bác sĩ để nhận dạng chính xác và sử dụng đúng liều lượng.
Không ngờ quả khế chín rụng đầy vườn chẳng ai ngó tới lại có nhiều công dụng tuyệt vời đối...
Khế là loại quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó được biết đến là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, có đặc tính làm se, giàu chất chống oxy hóa và có tác dụng hạ đường huyết.
Loại rau ‘đầy lông’ ở Việt Nam được cho là ‘thần dược bổ máu’ giúp đẹp da
Không những chứa nhiều vitamin và khoáng chất, loại rau này còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho xương, cải thiện hệ tiêu hoá.
Uống nước lá vối mỗi ngày cơ thể sẽ đón nhận những lợi ích tuyệt vời này
Nước lá vối là món nước giải nhiệt được nhiều người yêu thích, tuy nhiên không phải người dùng nào cũng biết hết những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại.
Đu đủ không chỉ ngon ngọt mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng đại kỵ với...
Đu đủ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trái cây này cũng là một nguồn cung cấp vitamin C và vitamin A, lượng folate và kali tốt. Tuy nhiên, một số người lại đại kỵ với đu đủ.