Loại rau bán đầy chợ Việt là 'khắc tinh' của táo bón, có lượng canxi gấp 2,5 lần trứng: Ăn đúng cách chẳng tốn tiền thuốc thang
Loại rau có dinh dưỡng dồi dào
Cây mồng tơi được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi để làm thực phẩm và cung cấp dược liệu chữa bệnh. Toàn cây mồng tơi đều có thể dùng dùng làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền.
Trong rau mồng tơi có các chất như: Vitamin C, A, PP, B1, B2; Pectin; Saponin; Polysaccharide; Tinh bột; Chất đạm và béo; canxi; Sắt; Nước và Folate rất tốt cho cơ thể con người và giàu dinh dưỡng.
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, trong nhân dân, thường chỉ dùng rau mồng tơi nấu canh ăn cho mát, ít dùng làm thuốc.
Nhưng trong sách cổ (Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân) có ghi là rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, chủ trị hoạt trung, tán nhiệt, giải nhiệt, lợi đại tiểu trường.
Nhân dân Indonesia dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ em bị táo bón, phụ nữ đẻ khó.
Tại Trung Quốc có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.
Lợi ích của loại rau quen thuộc
Theo Báo Sức khỏe Đời sống, rau mồng tơi - loại rau mát, bổ. Ngoài ra, rau mồng tơi còn có các công dụng sau:
- Tăng lượng sữa đáng kể cho sản phụ: Các bà mẹ sau sinh ít sữa có thể ăn rau mồng tơi để tăng cường lượng sữa về do trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, sắt nên tốt cho thai phụ...
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể và chữa táo bón: Sử dụng rau mồng tơi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và cải thiện chứng táo bón.
- Hỗ trợ làn da tươi trẻ: Lá mồng tơi có tác dụng dưỡng da, lưu thông khí huyết và giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ.
Báo Tri thức và cuộc sống còn nhắc đến những lợi ích cho bà bầu như:
- Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Hàm lượng folate trong rau mồng tơi không hề thấp, từ đó giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh mà thai nhi có thể gặp phải. Bên cạnh đó folate còn hỗ trợ hình thành ống thần kinh cho bé một cách tốt nhất.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng vitamin dồi dào trong rau mồng tơi sẽ giúp chống lại oxy hóa, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Nhờ đó các chị em đang mang thai sẽ không gặp phải những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng trong giai đoạn thai kỳ của mình.
- Bổ sung dồi dào canxi
Lượng canxi trong rau mồng tơi khá dồi dào, lên đến 176mg mỗi 100g rau. Do đó đây là nguồn bổ sung canxi vô cùng chất lượng và không thể bỏ qua. Lượng canxi này sẽ giúp ngăn ngừa đau nhức xương khớp cho bà bầu, bổ sung dưỡng chất cho thai nhi trong giai đoạn phát triển. Nhờ vậy cả mẹ và bé đều có thể khỏe mạnh và không bị gặp phải nhiều bệnh tật nguy hại.
- Tốt cho mắt
Lá và thân cây mồng tơi chứa nhiều beta caroten (tiền chất vitamin A), cho nên rau mồng tơi có công dụng tăng cường thị lực và sức khỏe đôi mắt.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A trong rau mồng tơi cũng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, góp phần tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus.
- Ngăn ngừa thiếu máu
Tương tự như rau bina, rau mồng tơi cũng là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho cơ thể. Sắt là một nguyên tố vi lượng cần thiết để cơ thể sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, chất sắt cũng hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của tế bào.
- Làm giảm cholesterol, giúp giảm cân
Do rau mồng tơi chứa rất ít chất béo và calo (100 gram lá mồng tơi chỉ có 19 calo) nên đây là loại thực phẩm rất phù hợp cho những ai muốn giảm cân.
Ăn rau mồng tơi lưu ý gì?
Theo Báo Kinh tế đô thị, có những lưu ý sau khi ăn rau mồng tơi
- Tránh ăn rau mồng tơi chưa chín kỹ
Chúng ta phải áp dụng “ăn chín uống sôi” với không chỉ thịt, cá, trứng mà với cả rau, cụ thể chính là rau mồng tơi có cấu trúc nhớt và cứng.
Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng từ đó giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời còn hạn chế tình trạng bị đầy bụng, đau bụng do khó tiêu và các bệnh liên quan đến tiêu hóa khác.
- Ăn canh rau mồng tơi để qua đêm
Vốn dĩ trong rau mồng tơi đã chứa lượng lớn nitrat, nếu để món canh rau mồng tơi qua đêm thì chúng sẽ biến đổi thành nitrite - chất có nguy cơ gây ung thư, ngộ độc, rất ảnh hưởng tới sức khỏe nếu thói quen này không được loại bỏ.
- Ăn quá nhiều rau mồng tơi
Rau mồng tơi bên cạnh tác dụng như: Cải thiện hệ tiêu hóa, làm mát cơ thể,.. Nhưng nếu ăn quá nhiều chắc chắn sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Bản thân rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao axit oxalic nên khuyến cáo chỉ ăn khoảng 2 lần trong tuần.
- Người bệnh gút nên tránh ăn nhiều mồng tơi
Người mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh gút được yêu cầu tránh xa hoàn toàn loại rau này, bản thân thứ rau có khả năng khiến cơ thể tích tụ axit uric và làm tình trạng bệnh thêm đi xuống.
- Mắc bệnh thận không nên ăn rau mồng tơi
Do chứa nhiều purin - hợp chất khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ biến thành axit uric, làm tăng nguy cơ sỏi thận hình thành. Vậy nên rau đay mồng tơi được khuyến cáo không nên ăn với những người mắc bệnh thận.
3 món rau mồng tơi thơm ngon
Canh rau mồng tơi với tôm
Canh rau mồng tơi là món ăn rất tốt để giải nhiệt những ngày nắng nóng. Bạn có thể chế biến rau mồng tơi nấu với ngao, cua hoặc nấu với tôm.
Nguyên liệu:
- 1 bó mồng tơi.
- 300g tôm tươi.
- Hành tím.
- Dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu.
Cách làm:
Bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi của tôm tươi. Sau đó, bạn ướp với hành tím cắt mỏng. Thêm vào 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm cho vừa ăn. Nhặt và rửa sạch rau mồng tơi. Nếu bạn dùng tôm khô thì chỉ cần ngâm tôm khô với nước ấm rồi rửa sạch, để ráo và làm tương tự như các bước.
Tiếp theo, bạn làm nóng chảo dầu, thêm vào 2 muỗng canh dầu ăn rồi cho tôm tươi vào, đảo đều khoảng 1 phút. Sau đó bạn đổ hỗn hợp này vô nồi nấu canh phù hợp.
Đổ thêm khoảng 350ml nước vào nồi. Trong khi nấu sôi lại thì bạn nêm thêm gia vị khoảng 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt sao cho vừa ăn. Cuối cùng mới cho rau mồng tơi vào nồi, thấy sôi lại lần nữa là tắt bếp.
Rau mồng tơi xào tỏi
Nguyên liệu:
- 1 bó rau mồng tơi.
- Vài tép tỏi.
- 1 ít dầu ăn.
- Muối, hạt nêm, nước mắm.
Cách làm:
Bạn cần nhặt bỏ hết những phần lá già, úa. Sau đó, ngâm rau mồng tơi với nước muối rồi rửa sạch lại lần nữa và để cho rau ráo nước.
Bóc vỏ và băm nhuyễn 2 tép tỏi, bạn có thể dùng nhiều hơn nếu muốn. Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa canh dầu ăn vào đun nóng già. Phi thơm tỏi, sau khi đã dậy mùi thì cho rau mồng tơi vào xào cùng và đảo đều tay. Chú ý vặn lửa thật to để rau xanh và giòn và không bị ra nước khi xào.
Sau đó cho vào 1/4 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê nước mắm rồi đảo đều cho rau thấm gia vị. Tiếp tục đảo đều khoảng 2 – 3 phút sau là bạn có thể tắt bếp.
Canh ngao mồng tơi
Vừa có vị ngọt của ngao lại có vị thanh của rau. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau trở thành món ăn giàu dưỡng chất, thanh mát và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Ngao rửa sạch cho vào xoong luộc đến khi mở miệng. Giữ lại nước luộc ngao để nấu canh. Nhặt ruột ngao đem xào với hành cùng một chút nước mắm.
Đổ lại nước luộc ngao vào xoong rồi đặt lên bếp. Khi nước sôi thì cho rau mồng tơi thái nhỏ và ngao đã xào vào đun. Canh sôi lại, nêm gia vị vừa miệng rồi múc canh ra bát.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...