Táo mèo được dùng như một vị thuốc quý

Táo mèo còn gọi là sơn trà Việt Nam. Đây là loại quả đặc sản, có nhiều ở vùng Tây Bắc và được dùng như một vị thuốc quý.

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, trong táo mèo có chứa các axit tactric, vitamin C, hydrat cacbon và protit, tatin... Ngoài ra còn có chất cholin, axetylcholin, phytosterin. Mới đây còn tìm thấy trong táo mèo chứa các axit hữu cơ thuộc loại tritecpen như axit oleanic và crataegic.

Bên cạnh đó, các hợp chất tự nhiên chiết xuất từ quả táo mèo chứa polyphenol, đặc biệt là các alkaloid và flavonoid có đặc tính chống tăng đường huyết và chống tăng lipid máu nên loại quả này cũng được xem là “thần dược” cho những người có đường huyết cao.

Ảnh minh họa

Trong y học cổ truyền, táo mèo có tác dụng bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng do ăn nhiều chất mỡ, tiêu thức ăn tích trệ, tan máu ứ, trị tích thịt, máu hôi ra không hết khi sinh, hóa máu cục, hóa khí hòn, hoạt huyết…

Theo các lương y, táo mèo có khả năng khắc hóa thức ăn, tiêu thức ăn tích, hành máu ứ, tiêu cái tích của dầu mỡ cáu bẩn, hóa máu ứ mà không làm tổn thương máu mới, mở được khí uất mà không làm tổn thương chính khí. 

Trong “Dược thảo toàn thư”, táo mèo biểu tượng cho hy vọng của nhiều chứng bệnh. Ngày nay, được dùng hỗ trợ điều trị bệnh tim và rối loạn tuần hoàn máu. Các nghiên cứu của châu Âu xem quả táo mèo là “thức ăn cho tim”. Một nghiên cứu ở Đức cũng chứng minh, bioflavonoid trong táo mèo có tác dụng làm giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu đến tim, ngăn ngừa thoái hóa mạch máu, cải thiện nhịp tim và hạ huyết áp. Cholessen giúp giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ chống béo phì.

3 nhóm người tốt nhất không nên ăn táo mèo

Ảnh minh họa

Một đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng táo mèo, đặc biệt là rượu táo mèo là những người đang mắc bệnh viêm loét dạ dày. Trong táo mèo có chứa một lượng axit, nếu những người mắc bệnh sử dụng sẽ làm viêm niêm mạc dạ dày, từ đó khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nam giới thường là những người thường xuyên uống rượu táo mèo. Tuy nhiên, đối với người có nhu cầu sinh lý cao cần hạn chế sử dụng, uống rượu táo mèo vì táo mèo sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, cấu tạo tinh trùng. Theo dân gian, uống rượu táo mèo quá nhiều sẽ làm nam giới khó kiểm soát hoạt động tình dục và giảm ham muốn quan hệ.

Trẻ em đang trong thời kỳ thay răng cũng được khuyến cáo không nên sử dụng táo mèo và các sản phẩm làm từ táo mèo vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thay răng của trẻ, có nguy cơ làm hỏng răng.

5 bài thuốc chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả từ táo mèo

Ảnh minh họa

Dùng cho người cao huyết áp: Sao đen 12g táo mèo, 12g thảo quyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.

Dùng cho người tiểu đường kèm cao huyết áp: Sao đen 3 vị thuốc sau, Táo mèo 12g; Thảo huyết minh 12g; Hoa cúc trắng 9g. Sau đó bạn tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, rồi dùng thay nước uống hàng ngày.

Dùng cho người gan nhiễm mỡ: Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống. Chữa cao huyết áp, mỡ máu cao: Táo mèo 15g, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày.

Tăng cường khả năng tiêu hóa: Dùng 200g táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.

Trị mùi khoang miệng: Trộn giấm táo với nước tỷ lệ 1:1 sau đó sáng dậy súc hỗn hợp này từ 2-3 phút sẽ giảm thiểu các bệnh về nha chu và hôi miệng.

Dùng làm nước ngâm chân: ngâm chân vào nước nóng trước khi ngủ làm cải thiện giấc ngủ và xua tan được mệt mỏi. Hãy thêm 1 thìa giấm vào nước để hiệu quả cao hơn và loại bỏ được các lớp tế bào chết ở gót chân.