Dâu tây là một trong những loại quả yêu thích của nhiều người vì hương vị thơm ngon, mọng nước. Không những thế, loại quả này còn rất giàu các chất chống oxy hóa anthocyanins và ellagitannin, và các loại vitamin phòng phus như vitamin A, B, C…

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), mỗi 100 g dâu tây tươi chứa khoảng 32 calo, xếp vào nhóm trái cây có calo thấp. Quả dâu tây chủ yếu bao gồm nước (91%) và carbohydrate (7,7%). Chúng hầu như không chứa chất béo (0,3%) và protein (0,7%). Mỗi cốc dâu tây 100g chứa khoảng 3g chất xơ.

Nhờ dinh dưỡng phong phú, dâu tây giúp tăng cường sự hoạt động của thận và hỗ trợ quá trình lọc chất cặn ra khỏi cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện của hệ thống thận.

Hỗ trợ tiêu hóa 

 

Chất xơ và nước trong dâu tây giúp duy trì cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, giảm táo bón, tăng khả năng miễn dịch, chống viêm và cải thiện tâm trạng.

Dâu tây cũng giúp chống hiện tượng đầy hơi nhờ hàm lượng kali dồi dào - một chất dinh dưỡng chống lại natri gây đầy hơi.

Dâu tây đặc biệt tốt cho trẻ em. Vitamin C có trong dâu tây và nhiều loại trái cây khác hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Một cốc dâu tây có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn.

Hạ đường huyết hiệu quả

Một nghiên cứu khoa học công bố trên Tạp chí Y khoa Anh xác nhận, dâu tây là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp (GI = 40). Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, ăn dâu tây cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở những người mắc đái tháo đường.

Ăn dâu tây đã được chứng minh là giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và lượng insulin. Điều này giúp cải thiện năng lượng tinh thần và thể chất ổn định hơn. Vì thế, dâu tây được coi là trái cây phù hợp cho người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, béo phì và bệnh tim.

Một nghiên cứu khác của Trường Y Harvard cho thấy, những phụ nữ trẻ và trung niên ăn 3 cốc dâu tây mỗi tuần giảm nguy cơ bị đau tim tới 34%. Hàm lượng anthocyanins có thể cao trong quả mọng làm giãn mạch máu, giúp hỗ trợ giảm huyết áp và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch.

 Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

 

Dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho tim như axit ellagic và flavonoid như anthocyanin, catechin, quercetin và kaempferol. Các hợp chất phenolic này có tác dụng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách ức chế sự hình thành cholesterol toàn phần và LDL (có hại), nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

Chất kali dồi dào trong dâu tây đã được chứng minh là giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, giảm huyết áp, vì nó giúp giảm tác động của natri lên huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

Hỗ trợ giải độc cơ thể, chậm lão hóa

Nhờ tác động tích cực với hệ tiêu hóa, dâu tây hỗ trợ thải độc cơ thể hiệu quả, loại bỏ cách chất thải ra khỏi cơ thể. Chất xơ, vitamin A và vitamin C có trong dâu tây cần thiết cho quá trình giải độc của cơ thể. Các chất chống oxy hỗ trợ trung hòa và loại bỏ các độc tố gây ra tổn thương gốc tự do quá mức, viêm nhiễm và rối loạn tiêu hóa.

Dưỡng chất vitamin C trong quả dâu tây sẽ giúp tiêu diệt các tế bào gốc tự do, quá trình tổng hợp collagen lại được tiếp tục để duy trì vẻ đẹp cho da, chống lão hóa. Bạn có thể ăn dâu tây nguyên quả tươi, hoặc xay thành sinh tố để giữ trọn vẹn dinh dưỡng và các loại vitamin. Ngoài ra, bạn có thế kết hợp dâu tây với các loại rau thành salad hoặc ăn cùng ngũ cốc, yến mạch. Ngoài ra dâu tây có thể sử dụng để làm bánh, làm mứt để ăn với bánh, món khai vị.