Trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong các gia đình, mong ước một năm mới an lành, thịnh vượng. Mỗi loại quả trên mâm ngũ quả đều có ý nghĩa biểu trưng riêng và thường được chọn lựa sao cho phù hợp với ý nghĩa đó. Các loại quả được chọn lựa thường là những loại quả có tên gọi hoặc màu sắc tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc, sức khỏe, và hạnh phúc.

Ở miền Bắc, một trong những loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả tượng trưng cho sự may mắn và thành công là quả quất. Quất có màu vàng tươi, giống như màu vàng của vàng bạc, biểu trưng cho sự phát tài, phát lộc, mang lại cho gia đình niềm hy vọng về một năm mới đầy thịnh vượng và tài lộc.

Ở miền Bắc, một trong những loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả tượng trưng cho sự may mắn và thành công là quả quất. Ảnh minh họa

Thế nhưng, ít ai biết rằng, quả quất còn có rất nhiều công dụng khác.

Quả quất còn có tên gọi khác là trái tắc, có vị chua ngọt, tính ấm. Với đặc tính giàu vitamin C, vitamin A cùng các dưỡng chất khác như riboflavin, choline, canxi, sắt, magiê, mangan, kẽm... quả quất cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng tưng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giảm ho và cảm lạnh.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, quả quất có vị chua ngọt. Do có tính ấm nên nó có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hóa (đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn, đầy tức vùng thượng vị,..)...

Một số bài thuốc trị ho từ quả quất

- Cách ngâm quất với đường phèn trị ho

Dùng liên tục hỗn hợp quất ngâm đường phèn ngày từ 2-3 lần, các triệu chứng ho sẽ bắt đầu biến mất nhanh chóng. Ảnh minh họa

Rửa sạch 5 - 7 quả quất, cắt đôi, bỏ hạt. Trộn với lượng lượng đường phèn vừa phải sau đó cho lên hấp cách thủy trong thời gian khoảng 30 phút. Khi thấy đường tan hết, hỗn hợp đang ở dạng siro thì dừng đun, để nguội và bắt đầu uống dần để trị ho.

Bạn có thể sử dụng cùng với vỏ quất để việc trị ho đạt được nhiều hiệu quả và nhanh hơn. Dùng liên tục ngày từ 2-3 lần, các triệu chứng ho sẽ bắt đầu biến mất nhanh chóng. Trường hợp ho kéo dài thì dùng nhiều hơn, ngày 3-4 lần.

- Bài thuốc trị ho bằng cách kết hợp quất và mật ong

Bạn hãy ngậm khoảng 2/3 số lượng quất đã ngâm mật ong. Cơn ho sẽ giảm sau 2 ngày áp dụng bài thuốc trị ho bằng quất này. Ảnh minh họa

Lấy khoảng 5 quả quất tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt thành lát mỏng. Thêm một lượng mật ong và trộn đều với quất. Ngậm từng lát quất ngâm mật ong trong miệng một lúc. Khi quất đã bắt đầu mất vị và chuyển sang đắng thì nhả ra. Bạn hãy ngậm khoảng 2/3 số lượng quất đã ngâm. Cơn ho sẽ giảm sau 2 ngày áp dụng bài thuốc trị ho bằng quất này.

Vì sao quả quất có khả năng chữa ho hiệu quả?

Quất có vị thanh mát, chua nhẹ mà không quá gắt. Nó giúp làm sạch chất nhầy và giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt nhất.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, quả quất có nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm cả proanthocyanidin. Do đó, nó ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn, chữa ho.

Ngoài ra, quả quất có tác dụng trị ho rất tốt vì nó giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các nhiễm trùng. Các tinh dầu trong quả quất cũng có tính kháng khuẩn, khi tiêu thụ có thể làm dịu cổ họng, giảm viêm và giảm kích ứng, từ đó giúp giảm triệu chứng ho.

Quả quất có tác dụng trị ho rất tốt vì nó giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các nhiễm trùng. Ảnh minh họa

Mật ong hay đường phèn thường được pha cùng nước quất để tạo thành một hỗn hợp giúp làm dịu cổ họng, cung cấp các chất dinh dưỡng khác hỗ trợ hệ miễn dịch. Nhờ đó rất có lợi cho việc trị ho, giảm cảm lạnh, nhất là trong thời tiết lạnh.

Lưu ý khi áp dụng cách ngâm quất với đường phèn, mật ong để trị ho

Những người bị đau dạ dày hoặc hay đau bụng không nên sử dụng phương pháp trị ho này.

Khi đã sử dụng quất để trị ho thì cũng cần hạn chế uống nước lạnh để bài thuốc có thể phát huy tối đa tác dụng. Nên dùng quất xanh sẽ có hiệu quả trị ho tốt hơn.