Loại hạt quen thuộc được ví như "khắc tinh" của cholesterol và bệnh tim mạch
.Phòng ngừa bệnh từ các món ăn của đậu nành
BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (Cơ sở 3), cho hay đậu nành rất giàu protein, glucid, các khoáng chất như Ca, Fe, Mg, P, K, Na; các vitamin A, B1, B2, D, E, F... Trong đậu nành còn có đủ các acid amin cơ bản như isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin.
Tại Trung Quốc, đậu nành được chế biến thành món đậu xị có nhiều tác dụng chữa bệnh, nâng cao sức khỏe. Để chế biến đậu xị, người ta dùng hạt đậu nành (hoặc hạt đậu đen) ngâm nước một đêm, phơi qua cho ráo nước, đồ chín, vớt ra đợi cho ráo, ủ kín trong 3 ngày. Sau khi thấy đậu lên men vàng, mang đem phơi khô rồi phun nước cho đủ ẩm đều. Tiếp tục cho đậu vào thùng ủ kín bằng lá dâu tới khi lên men vàng đều thì đem phơi 1 giờ, rồi lại phun nước ủ như trên. Làm như vậy đủ 5 lần, cuối cùng đem chưng, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60 độ, đóng lọ kín để nơi khô ráo.
Đậu nành được cho là bí quyết sống thọ ngừa bệnh tật của người Nhật. Người Nhật Bản có thói quen sử dụng đa dạng các loại thực phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, súp miso, đậu nành tươi...) trong chế độ ăn hàng ngày.
Khảo sát của Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Nhật Bản cho thấy trung bình người trưởng thành ở Nhật sử dụng 10g đạm đậu nành mỗi ngày, tương đương với khoảng 80g thực phẩm đậu nành. Các nghiên cứu tại Nhật Bản cũng cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn giàu đậu nành với việc giảm tỷ lệ mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, ăn 25-50g đậu nành mỗi ngày là phương pháp giảm cholesterol có hiệu quả, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch vốn gây tử vong nhiều nhất ở Mỹ. Với những tác dụng quý này, đậu nành được ví như khắc tinh của mỡ máu, của bệnh tim mạch và ung thư.
Đậu nành làm thuốc
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho hay không chỉ có tác dụng phòng ngừa bệnh tật trong Đông y, đậu nành còn được coi là một vị thuốc. Đậu nành có vị ngọt, tính bình, có tác dụng phát hãn, giải biểu, trừ phiền, lợi thấp, hoạt huyết, khu phong. Ðậu nành là thức ăn dễ tiêu hóa, giúp tạo hình (cơ, xương, gân), tạo năng lượng, cung cấp chất khoáng làm cân bằng tế bào
Dùng đậu nành làm thuốc như sau:
-Chữa đổ mổ hôi trộm: Đậu tương 100g, Hạt tiểu mạch 50g: Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, sau khi ăn. Cần uống liền 11 ngày. Hoặc dùng bài: Đậu tương 20g, Long nhãn 20g, Bách hợp 15g, Hạt sen 20g, Ngũ vị tử 10g, sắc và dùng thuốc như bài trên.
-Chữa rụng tóc: Đậu tương 30g, Vừng đen 30g, Nhân lạc 30g, Đậu xanh 30g, Đậu đỏ nhỏ hạt 30g, Đậu đen 30g, Đường trắng 50g. Đường trắng cho vào nồi thêm nước đun sôi cho tan hết đường. Các vị thuốc còn lại sao thơm tán nhỏ mịn, dùng nước đường luyện viên bằng hạt ngô phơi khô đem dùng. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước sôi để nguội, sau khi ăn.
- Chữa bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Đậu tương 150g, Ngô tẻ 200g, Bột mì 100g, Trứng gà 4 quả, Đường đỏ 150g, Sữa bò tươi 150g. Đậu tương và ngô rang thơm, tán nhỏ mịn, cho vào bột mì trộn đều; đường đỏ thêm chút nước quấy tan, đập trứng gà và sữa bò tươi vào bột đã chuẩn bị, trộn đều, sau đó cho nước đường vừa đủ trộn đều bột, đổ thành khuôn bánh có kích thước rộng 3cm, dài 4cm, cao 1 cm, sau đó đem nướng chín. Người bệnh ngày ăn 3 lần, mỗi lần hai tấm bánh với nước sôi để nguội vào lúc đói.
Cách nhận biết thực phẩm của bạn đã cũ hay chưa
Một số dấu hiệu thực phẩm hư hỏng khá rõ ràng, nhưng một số khác cần phải xem xét và...
6 cách ăn uống đang phá hủy 'phong độ' của sinh lý nam giới
Một chế độ ăn kém lành mạnh sẽ ảnh hưởng tới sinh lý nam giới.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?
Quả bơ được biết đến là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe...
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...