Loại củ xưa ông cha dùng để ăn qua cơn đói nay được tôn là 'mỹ phẩm tự nhiên' giúp chị em bảo dưỡng nét xuân mà không cần dùng tới hóa chất
Trong Đông y, củ mài được gọi là hoài sơn, một vị thuốc quý có tác dụng chống lão hóa, tránh suy nhược cơ thể. Vì vậy mà củ mài thường xuất hiện trong các gói thảo mộc hầm gà, hầm thuốc bắc để gia tăng tác dụng.
Từ củ mài tươi bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn có lợi cho sức khỏe như củ mài luộc, củ mài nấu canh, củ mài kho thịt. Ngoài ra, có một món ăn giúp dưỡng nhan là củ mài hấp đường phèn hoa mộc.
Thành phần dinh dưỡng của củ mài
Theo nhiều nghiên cứu, trong củ mài có chứa khoảng 63.25% tinh bột, 0.45% lipid, 6.75% protein và 2-2.8% chất nhầy. Ngoài ra, dược liệu này còn có thêm các thành phần khác như dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol, cholin cùng hàng loạt các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Các món ăn dưỡng nhan với củ mài
Củ mài với nước đường
Nguyên liệu
– Củ mài: 200g
– Hoa mộc: 30g
– Đường phèn: 10g
Cách thực hiện
– Củ mài mua về bạn rửa sạch, gọt vỏ để loại bỏ hết chất bẩn. Sau đó cắt thành các lát mỏng vừa ăn. Ngâm vào nước để tránh củ mài bị oxy hóa chuyển màu thâm không được đẹp mắt.
– Tiếp theo bạn vớt củ mài ra để ráo nước. Xếp chúng lên đĩa. Cho nước vào xửng hấp, xếp đĩa củ mài lên. Hấp khoảng 20 phút là chín.
– Cho đường phèn cùng một ít nước vào nồi. Nấu đến khi nước đường chuyển thành siro lỏng thì cho hoa mộc khô vào khuấy đều.
– Cuối cùng rưới phần nước này lên củ mài và thưởng thức.
Củ mài luộc
Nguyên liệu
– Củ mài: 3-5 củ tùy nhu cầu ăn
– Muối tinh
– Mật mía
Cách thực hiện
– Củ mài rửa sạch ngâm trong nước muối. Hoặc bạn có thể sát trực tiếp muối lên củ mài để giảm bớt chất nhớt và vị chát khó ăn.
– Đong một lượng nước cao hơn mặt củ mài khoảng 1 đốt ngón tay. Đun củ mài tới khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ.
– Bạn luộc củ mài tới khi vỏ nứt ra. Có thể dùng cây đũa để kiểm tra độ chín của củ mài. Dùng đũa xiên qua củ mài dễ dàng nghĩa là củ mài đã chín.
– Bóc vỏ củ mài rồi chấm ăn cùng với mật mía.
Cháo củ mài thơm ngon
Nguyên liệu
– Củ cải: 15g
– Gạo: 100g
– Vừng đen: 20g
– Sữa bò tươi: 200ml
– Muối
Cách thực hiện
– Gạo đem đãi sạch, ngâm trong nước khoảng 1 tiếng rồi vớt ra rang thơm.
– Củ mài rửa sạch, thái hạt lựu. Vừng đen rửa sạch để ráo nước rồi rang thơm.
– Cho củ mài, gạo, gừng đen, sữa tươi và ít nước vào nồi trộn đều. Tiếp đến đem say các nguyên liệu thành bột nước, lọc lấy bột ướt.
– Cho nước và đường phèn vào nồi đun sôi nóng tới khi đường tan hết. Sau đó dùng vải lọc sạch. Đổ vào nồi đun sôi lại lần nữa và từ từ cho bột ướt vừa làm vào, khuấy đều tay đến khi thành hồ.
– Nêm nếm thêm gia vị cho cháo củ mài sau đó bày ra bát.
Những bài thuốc gia truyền với củ mài
- Chữa suy nhược cơ thể sau rối loạn tiêu hóa kéo dài: Củ mài 12g, biển đậu 12g, ý dĩ 12g, vỏ quýt 6g, hạt sen 12g, bố chính sâm 16g, bạch truật 12g,hạt cau 10g, nam mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Dùng 7-10 ngày.
- Ăn uống kém, khó tiêu do tỳ vị hư nhược: Củ mài 100g, xuyên tiêu 30g, đường trắng 30g, khiếm thực 100g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn, lấy 30 - 60g pha với nước sôi và một ít đường trắng.
- Trẻ em suy dinh dưỡng: Củ mài 20g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g, gạo 50g,. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.
- Bồi bổ sức khỏe: Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.
-Dùng tốt cho người tỳ vị hư, hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khí huyết hư, khô miệng khát nước
Bạn dùng 30g củ mài, 50g gạo nếp, nấu thành cháo rồi thêm đường trắng hoặc muối ăn tuỳ ý. Bạn dùng món ăn bài thuốc này quanh năm, vào các buổi ăn phụ sáng và tối đều được.
-Dùng cho trường hợp nam giới di tinh, đau lưng, suy yếu
Tác dụng của củ mài còn được nhắc đến với công hiệu chữa đau lưng, nam giới di tinh. Bạn lấy 200g củ mài, 100g củ súng, 100g hạt sen và 100g ý dĩ. Tất cả nguyên liệu bạn đem sao sấy khô rồi tán thành bột và uống 20g với nước cơm.
Lời khuyên: Dược liệu củ mài chống chỉ định với những người thấp nhiệt thực tà. Ngoài ra, để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng loại củ này.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”