Loại cỏ được ví như "nhân sâm đỏ", cực tốt cho máu, phòng được cả đột quỵ nhưng tiếc rằng người Việt rất ít dùng
Đan sâm là loại cỏ hiện được trồng nhiều ở các vùng miền núi nước ta. Loại cỏ này được ví như “tiên dược” giúp bổ máu, vì thế chúng được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược” - tức là thứ dược liệu quan trọng để trị các bệnh liên quan đến máu (huyết).
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3) cho biết, đan sâm hay còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn. Sở dĩ gọi là đan sâm vì rễ cây giống sâm mà lại có màu đỏ và chúng còn được ví von là “nhân sâm đỏ”. Trong y học cổ truyền, đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn, vào 2 kinh tâm và can, là thuốc chữa bệnh về máu, tốt cho tim mạch và não.
Đan sâm rất tốt với chị em, nhất là những người hay bị xuất huyết vùng kín, kinh nguyệt không đều, vàng da. Đan sâm còn có tác dụng chữa trị tình trạng rối loạn tuần hoàn tim và não. Ngoài ra, chúng còn giúp bảo vệ mạch máu, giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch, làm giãn các động mạch, tĩnh mạch nhỏ và mao mạch...
Cây đan sâm được ví như vị thuốc quý, nhất là trong điều trị các vấn đề về máu. Ảnh minh họa.
Qua nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của dịch chiết đan sâm lên hệ tim mạch bao gồm ức chế ngưng tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu, cải thiện chức năng tâm trương (thất trái) ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đan sâm còn giúp làm giảm sự hình thành cục máu đông và làm tan huyết khối vì thế chúng giúp máu lưu thông tốt, phòng được đột quỵ.
Không chỉ vậy, loại thảo dược này còn hiệu nghiệm trong điều trị chứng hồi hộp, đau nhói hoặc đau thắt ngực, mất ngủ, vàng da và có tác dụng an thai. Dù được trồng nhiều ở Việt Nam và có nhiều tác dụng nhưng nhiều người Việt không biết đến loại cây này, vì thế việc sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe không nhiều.
Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam cũng cho biết, các nghiên cứu của y học hiện đại chỉ ra rằng, cây (cỏ) đan sâm có nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe, nhất là với tim mạch và máu. Khi sử dụng, đan sâm có thể dùng độc vị hoặc có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị một số bệnh như huyết mạch, phụ khoa với liều dùng từ 6 đến 12g sắc uống hoặc hoàn tán.
Trong y học hiện đại, có thể dùng đan sâm dưới dạng cao chiết toàn phần hoặc dịch chiết phân đoạn, có thể dùng để điều trị đơn độc hoặc dùng làm bán thành phẩm kết hợp với những hoạt chất từ dược liệu khác để tạo ra những chế phẩm, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả cao có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, ông Giang cũng khuyến cáo rằng, đối với những chế phẩm cụ thể, cần phải được nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả để có được chỉ định và liều dùng phù hợp nhất.
Rễ chính là bộ phận chứa nhiều dược tính nhất của đan sâm. Ảnh minh họa.
Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến từ đan sâm có thể tham khảo:
- Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều: Đan sâm rửa sạch, thái phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống 8g chia làm 2 hoặc 3 lần uống.
- Chữa kinh nguyệt không ra, đau: Đan sâm 10g, hương phụ 6g, đương quy 10g, bạch thược 5g, xuyên khung 5g, địa hoàng 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Chữa viêm tắc động mạch chi: Đan sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 20g; Đương quy vĩ 16g, xích thược, quế chi, bạch chỉ, nghệ, nhũ hương, một dược, hồng hoa, đào nhân, tô mộc, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ: Đan sâm, bạch thược, đại táo, hạt muồng sao, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 16g; Dành dành, toan táo nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim: Đan sâm, kim ngân hoa, mỗi vị 20g; Đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 16g; Đương quy, long nhãn, liên kiều, hoàng cầm, hoàng bá, mỗi vị 12g; Táo nhân, phục linh, mỗi vị 8g; Mộc hương, viễn chí, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa đau tức ngực, đau nhói vùng tim: Đan sâm 32g, xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 20g, hồng hoa 16g, xích thược, hương phụ chế, hẹ, qua lâu, mỗi vị 12g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa suy tim: Đan sâm 16g, đảng sâm 20g, bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc thông, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai: đan sâm, sa sâm, thiên môn, mạch môn, thục địa, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị 12g; Táo nhân, viễn chí, bá tử nhân, mỗi vị 8g; Ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày một thang.
Dù đan sâm là vị thuốc quý tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, khi sử dụng người dân vẫn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để đem lại hiệu quả tối đa cho cơ thể.
5 loại rau Việt là 'thuốc chống ung thư tự nhiên', hạ đường huyết hiệu quả: Ai cũng nên trồng...
Những loại rau này dễ chăm sóc và có thể trồng trong chậu nhỏ hoặc chậu lớn.
Bất ngờ: Rau muống có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với những người này
Rau muống có thể chế biến được thành đa dạng món ăn, chính vì thế mà rau muống là loại rau được nhiều gia đình ưa chuộng và có mặt ở hầu hết bữa ăn. Tuy nhiên ăn rau muống có tốt không và ai không nên ăn rau muống?
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?
Quả bơ được biết đến là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe đáng chú ý của việc ăn một quả bơ mỗi ngày.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?