Lấy khóe móng chân, bé trai ở TP.HCM gặp họa: Ngón chân biến dạng, không thể vận động
Theo thông tin từ Dân Trí, một tuần sau khi tự cắt móng chân và lấy khóe móng, bé trai M.T (15 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) bị biến dạng vùng ngón chân và gần như không thể vận động, tập thể dục như thường ngày.
Một tuần trước đó, em tự cắt móng chân và lấy khóe móng. Vài ngày sau, ngón cái bàn chân phải bị viêm đỏ, sờ thấy hơi đau.
Đến sáng ngày đi khám, phần viêm dồn lên một ụ thịt ở đầu ngón chân, tiết dịch có mùi hôi và khiến em đau nhức, đi lại khó khăn, gần như không thể vận động, tập thể dục như thường ngày.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại nhi cho biết, qua kiểm tra, bệnh nhi được chẩn đoán bị móng quặp (còn gọi là móng chọc thịt), do cắt móng chân không đúng cách, khiến phần khóe móng còn sót lại đâm vào thịt, gây viêm mô tế bào xung quanh.
Một ngày sau, bác sĩ Trọng cùng ekip điều trị tiến hành ca tiểu phẫu cho bệnh nhân. Trong vòng 30 phút, T. được rạch tháo ổ mủ và cắt bỏ một phần móng đến tận rễ để tránh tái phát. Hậu phẫu, bệnh nhân hết cảm giác đau ngón chân, đi lại bình thường và được xuất viện ngay trong ngày.
Bác sĩ Trọng thông tin, móng quặp là tình trạng phần khóe móng cắm vào thịt gây viêm và sưng đau. Bệnh gặp ở mọi đối tượng, nhưng người lớn có xu hướng bị ngón chân cái, trong khi trẻ nhỏ có thể bị tất cả các ngón.
Dẫn tin từ VnExpress, móng quặp hay còn gọi là móng chọc thịt vô cùng phổ biến, chiếm 20% các vấn đề về móng, thường gặp ở ngón chân cái. Tình trạng này xảy ra khi móng chân phát triển và mọc dài ra, cắm vào thịt, gây viêm và đau. Mặc dù không gây nguy hiểm, móng chọc thịt gây khó khăn cho việc đi lại, đặc biệt là khi người bệnh cần mang giày.
ThS.Bs Trương Hoàng Huy, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM chia sẻ, có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, đó là:
Sự phát triển tất yếu của cơ thể: Đối với trẻ em trong độ tuổi dậy thì, kích thước bàn chân thường phát triển rất nhanh, làm cho móng bị chèn ép, cắm vào da thịt. Ở người lớn tuổi, khi mắc hội chứng bàn chân đái tháo đường, móng sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và mọc quặp xuống, chọc vào thịt.
Thói quen sống hàng ngày: Đi giày mũi nhọn hoặc giày chật. Lúc này, kiểu dáng của giày sẽ tạo sức ép, không cho móng chân mọc vượt lên trên bề mặt thịt mà buộc móng chân phải cuốn vào trong, quặp vào thịt. Thói quen cắt sát móng chân, đặc biệt là lấy khóe móng cũng gây ra móng quặp. Hành động này đã vô tình làm móng mất đi phần rìa, các phần mềm xung quanh sẽ nhân cơ hội chèn ép vào chỗ móng bị cắt đi. Sau này, khi móng mọc lại sẽ đâm xuyên qua các mô mềm, chọc vào thịt.
Theo ThS.Bs Trương Hoàng Huy, tùy theo các giai đoạn bệnh mà móng chọc thịt sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Ban đầu, móng quặp sẽ xuất hiện với cảm giác đau nhói, sưng nhẹ ở khóe móng của ngón chân cái. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường bị người bệnh chủ quan và bỏ qua. Theo thời gian, móng sẽ quặp vào thịt ngày càng sâu, vi khuẩn xâm nhập vào khóe chân bị thương, gây sưng tấy, cơn đau trở nên dữ dội, chảy dịch hoặc mủ và thậm chí là có mùi thối. Khi đó, tình trạng móng chọc thịt đã tiến triển nặng, cần được điều trị y tế.
TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết
Sở Y tế TP.HCM vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết, những tuần gần đây bệnh này có xu hướng tăng liên tục.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 60mm.
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không có nhu cầu về “chuyện ấy”. Điều này khiến nhiều chị em nghi ngờ chồng ngoại tình, có người thứ 3.
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi 40, hiện tượng giảm chiều cao sẽ ngày càng rõ rệt.