Làm sao để kiềm chế nóng giận với con? Tưởng dễ mà cha mẹ nào cũng cần phải học
Mới đây, cháu Lê.H.A (5 tuổi) sống cùng gia đình tại ngõ 323 Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Qua thăm khám ban đầu, các bác sĩ nhận định nạn nhân có dấu hiệu bị bạo hành, nên báo cáo cơ quan công an. Theo lời khai của anh Lê Thành Công (43 tuổi) bố cháu bé với cơ quan chức năng thì sáng cùng ngày anh có đánh con.
Hiện chưa rõ nguyên nhân tử vong của cháu A. có phải do bố đánh hay không nhưng rõ ràng chúng ta đang lấy quyền làm cha mẹ để đánh mắng con, giải tỏa nỗi bực tức trong lòng mình. Có những câu nói tưởng như rất đơn giản nhưng có thể làm tổn thương một đứa trẻ đến suốt đời. Vậy nên làm cha mẹ phải học rất nhiều, một trong số những điều phải học đó là kiểm soát cơn nóng giận với con.
Hít thở thật sâu
Trong mọi tình huống, đây là cách tốt nhất giúp bạn giữ được bình tĩnh.
Tự nhắc nhở bản thân
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vì công việc, tối đến lại phải chăm sóc cho con nên chuyện mất bình tĩnh khi con mắc lỗi cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trước mặt bạn là một đứa trẻ và bạn không thể yêu cầu chúng cư xử như người lớn. Bạn có thể nghĩ đến khoảng thời gian vui vẻ mà bạn và con đã trải qua. Nó sẽ giúp bạn bớt căng thẳng hơn.
Chia sẻ với vợ/chồng hoặc bạn bè
Chia vẻ với người bạn đời của mình cũng giúp bạn tìm ra cách giải quyết. Hoặc bạn có thể tìm lời khuyên từ bạn bè của mình, nhất là những người cũng có con nhỏ. Ít ra thì việc chia sẻ cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Lên tiếng đúng thời điểm
Đối với trẻ nhỏ không phải lúc nào nghiêm khắc cũng là tốt. Bạn nên học cách tự kiềm chế mình trước những vấn đề nhỏ chẳng hạn như con mặc gì, có hợp mốt không,… Hãy để mọi chuyện trôi qua tự nhiên, nhẹ nhàng.
Tự nhắc nhở mình không phải em bé nào cũng là thiên thần
Bạn thấy người nào đó khen con của họ và bạn tự hỏi sao con mình không như vậy? Thực tế mỗi đứa trẻ có một khía cạnh đáng yêu khác nhau. Không có đứa trẻ nào là thiên thần cả. Ngoài điểm đáng yêu, chúng cũng có những vấn đề riêng. Quan trọng là bạn khai thác chúng ở khía cạnh nào mà thôi.
Cho phép mình nghỉ ngơi
Mệt mỏi khiến bạn gia tăng áp lực. Và khi đó, con chỉ cần hỏi nhiều cũng khiến bạn cáu giận. Nếu mệt hãy nghỉ ngơi. Bát đĩa có thể rửa sau, nhà cửa có thể dọn sau. Hoặc thỉnh thoảng bạn có thể thuê giúp việc theo giờ để giúp bạn việc nhà. Như vậy bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi, có thêm thời gian gần gũi với con và hiểu con hơn.
Tìm hiểu nguyên nhân hành động của con
Trong trường hợp trẻ liên tục lặp lại những việc bạn không hài lòng, hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân thay vì quát tháo bắt chúng dừng lại. Bạn càng quát tháo chúng sẽ càng không dừng lại. Thường thì nguyên nhân là vì chúng muốn được bạn quan tâm hơn mà thôi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...