Làm gì khi con bị sốt phát ban để nhanh khỏi bệnh và không quấy khóc?
Trẻ em trong độ tuổi từ 6-36 tháng rất dễ bị sốt phát ban. Bởi do lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là những virút lành tính, vì thế nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày.
Những biểu hiện bị sốt phát ban của trẻ
Trong môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo trẻ có nguy cơ lây bệnh sốt phát ban rất cao, vì bệnh chủ yếu lây qua con đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi, xì mũi rất dễ hít phải và nhiễm bệnh.
Sau quá trình ủ bệnh trong khoảng 1 tuần, trẻ sẽ bắt đầu có những biểu hiện của sốt phát ban như là bị sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy theo thể trạng của từng người. Khi bị sốt sẽ xuất hiện những nốt hồng ban trên người. Có thể lúc đầu chỉ mà vài nốt trên mặt nhưng sau đó lan khắp người, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và quấy liên tục.
Lúc này trạng thái tinh thần của trẻ thay đổi rõ rệt, bị sốt, sổ mũi, ho, nhiều bé còn bị thêm tiêu chảy. Nếu bệnh không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn tới biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, nặng hơn sẽ là viêm não. Nếu trẻ bị tiêu chảy mà không cầm được có thể tử vong sau vài ngày phát bệnh.
Làm gì khi con bị số phát ban? Bạn đã biết chưa?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh sốt phát ban của trẻ có thể được trị tại nhà. Nhưng chữa trị theo cách kiêng gió, kiêng tắm và ăn nhiều tinh thì sẽ là một sai lầm lớn. Bởi trong suốt thời gian sốt phát ban bạn hạn chế vệ sinh cái nhân cho bé thì mới có thể kiêng gió, kiêng nước được như vậy sẽ làm trẻ thấy bức bối và khó chịu. Hệ quả xấu của việc này là khiến bé khó hạ sốt, dễ bị nhiễm trùng da và gặp chứng viêm phổi rất cao. Còn chỉ cho trẻ ăn tinh thì sẽ khiến cho bé rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên khó chống chọi được với bệnh tật.
Vì vậy, khi điều trị sốt phát ban tại nhà cho bé tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý dùng thuốc hay thay đổi đơn thuốc để chữa trị. Đồng thời, cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày cho bé nhưng tránh để bị nhiễm lạnh.
Hơn hết, chế độ dinh dưỡng của bé trong thời kỳ này vô cùng quan trọng, vì nó vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể chống lại bệnh, vừa đảm bảo vệ sinh để bé không bị mắc tiêu chảy. Nên thực đơn ăn uống của bé cần được tăng thêm cả về chất lượng và số lượng. Cần cho bé ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa và ưu tiên cho những thức ăn dễ tiêu hóa như có thể cho bé uống thêm nhiều loại nước trái cây tươi để vừa cung cấp đủ nước vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bé nào bị sốt phát ban như sởi thì phải bổ sung thêm vitamin A giúp bảo vệ mắt.
Đặc biệt, bạn cần cách ly bé với mọi người, nhất là nguồn bệnh như vậy mới nhanh chữa khỏi bệnh và không thể lây truyền cho người khác.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...