Làm gì để đảm bảo vệ sinh cho trẻ ở trường học?
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn Khối nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), nhà vệ sinh trường học không an toàn là môi trường dễ lây nhiễm bệnh cho trẻ, học sinh. Trong khi đó, phần lớn thời gian của trẻ (ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh) đều diễn ra ở trường làm tăng số lần tiếp xúc môi trường này, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó việc đảm bảo vệ sinh cho trẻ ở trường cần phải được quan tâm, chăm sóc.
Bác sĩ Khanh cho biết, ngoài việc dạy trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân thông qua các bài học thì việc hướng dẫn trẻ biết sử dụng nhà vệ sinh an toàn, nhận thức được môi trường dễ lây nhiễm bệnh cũng cần được các giáo viên thực hiện, lồng ghép vào các bài học. Nhà trường cần ý thức được nhà vệ sinh, nhất là khi bị bẩn có thể là nguồn lây bệnh để hướng dẫn, nâng cao ý thức cho học sinh khi sử dụng công trình này. Ví dụ, dạy cho trẻ biết cách xả nước bồn cầu, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh... hay tránh xa nguồn lây nhiễm bệnh (rác, giấy thải...).
Cố vấn Khối nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết thêm nhiều trường học được xây dựng khang trang, hiện đại nhưng nhà vệ sinh cho học sinh lại không phù hợp. Đối với con trẻ tư thế vóc dáng khác, khả năng tự mở nước, tự rửa tay không giống người lớn, phải tạo điều kiện làm sao thuận lợi cho trẻ; tránh làm chậu rửa quá cao hay vòi nước khó mở... có thể gây khó khăn cho trẻ không khi sử dụng. Do đó, ở trường giáo viên cần giám sát và giúp đỡ để trẻ đi vệ sinh an toàn, sạch sẽ nhằm phòng lây nhiễm bệnh. Mặt khác, nhiều trường có nhà vệ sinh nhưng lại bỏ qua việc duy trì vận hành, chăm lo hàng ngày khiến cho công trình này xuống cấp, bẩn thỉu, không đảm bảo an toàn.
"Mọi người trong trường phải xem nhà vệ sinh đối với sức khỏe học sinh là rất quan trọng từ đó mới chăm lo, dọn dẹp tốt mỗi ngày được", bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Nói thêm về việc đảm bảo vệ sinh cho trẻ ở trường, Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), cho rằng khi ở trường, trẻ phải được giám sát và hướng dẫn đi vệ sinh đúng cách. Phụ huynh cần phối hợp với thầy cô giáo, thường xuyên tập cho các bé thói quen tốt trong giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng nhà vệ sinh trường học, nơi công cộng. Hoạt động truyền thông, giáo dục về sử dụng nhà vệ sinh học đường nên lồng ghép vào các buổi học, giúp trẻ nhìn nhận và biết cách bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nhà vệ sinh.
Bác sĩ Nam cũng cho rằng, để góp phần đảm bảo vệ sinh chung ở trường học, nhà vệ sinh cho trẻ phải được đầu tư xây dựng, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, đủ xà phòng để rửa tay, rửa nhà vệ sinh; phải có hệ thống tiêu hủy chất thải (tự hoại) phù hợp, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước xung quanh.
"Nhà vệ sinh phải có hệ thống dẫn nước, thoát nước, đảm bảo tiêu chuẩn. Việc chăm sóc, dọn dẹp, lau chùi nhà vệ sinh và khu vực xung quanh phải được thực hiện hằng ngày để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ em, học sinh", bác sĩ Nam nói.
Nhằm chung tay xóa bỏ nhà vệ sinh xuống cấp, tạm bợ cho trẻ em miền núi, Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation) cùng với nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina đã phát động dự án "Vệ sinh học đường". Hiện dự án đã đồng loạt xây dựng 20 nhà vệ sinh mới ở nhiều điểm trường tại huyện Vân Hồ, tình Sơn La. Bên cạnh đó, những hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh cho trẻ cũng được dự án triển khai tại các trường học. Cụ thể như: Gắn các bảng hướng dẫn rửa tay, sử dụng nhà vệ sinh, nội quy tại các công trình vệ sinh và trường hoc; trao đổi và khuyến khích giáo viên lồng ghép các bài học về giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh học đường vào các tiết học; khuyến khích tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh học đường trong giờ sinh hoạt...
Dự án cũng tặng tài liệu về vệ sinh học đường cho giáo viên; phát sách tô màu cho học sinh, thông qua các bài tô màu, trẻ học được cách giữ gìn vệ sinh cũng như việc sử dụng nhà vệ sinh an toàn, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng lây nhiễm bệnh.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.