Lại thêm một loại gia vị được xem là ‘độc dược’ không nên ăn nhiều trong mùa lạnh
Mùa đông là thời gian nhiều người thường ăn những món khoái khẩu mà không cần phải suy nghĩ, bởi cơ thể phải tiêu hao năng lượng nhiều để giữ nhiệt. Thế nên những món lẩu, món nướng cũng tự động "lên ngôi", thậm chí có người ăn liên tục mấy ngày cũng được. Dù rất ngon nhưng đó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hằng ngày, lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,... Bổ sung muối cho cơ thể bằng con đường thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi. Tuy nhiên, khi bù đắp sự thiếu hụt này, nhiều người thường có thói quen sử dụng khá nhiều muối vì loại gia vị này rẻ và dễ tạo hương vị đậm đà cho món ăn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5gr muối hàng ngày. Tuy nhiên chúng ta thường ăn vượt quá mức cho phép này. Nhất là vào mùa đông, khi chúng ta ít vận động và mồ hôi không tiết ra sẽ làm cơ thể giữ lại muối, tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và bệnh tim mạch. Chưa kể những người bị yếu tim cũng dễ bị suy tim hơn do muối và nhiệt độ thấp.
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều muối
Tăng huyết áp: Ăn mặn thường xuyên làm tăng huyết áp. Huyết áp cao dẫn tới nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh thận.
Đột quỵ: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thường xuyên dùng đồ ăn mặn dẫn tới 62% các ca đột quỵ não. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu giảm 1 thìa cà phê muối ăn trong các bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Gây bệnh tim: Lượng muối lớn đưa vào cơ thể do thói quen tiêu thụ đồ ăn mặn sẽ khiến chúng ta phải uống nhiều nước, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim.
Làm hại thận: Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng tới thận – cơ quan quan trọng quyết định tới sinh lý phái mạnh.
Gây bệnh dạ dày: Muối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp mắc viêm loét dạ dày, tá tràng.
Làm yếu xương: Việc ăn quá nhiều muối có thể gây mất canxi từ xương trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh. Khi xương bị mất canxi thì chúng sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương.
Hen suyễn: Sử dụng nhiều đồ ăn mặn trong chế độ ăn hằng ngày có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, xương, tim mạch,... và nhiều bệnh lý khác.
Vậy nên phụ nữ hãy lưu ý những việc sau để có thể ăn muối mà không lo mắc bệnh, nhất là khi nấu ăn cho cả nhà:
Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn
Tuy rất ngon và bắt mắt nhưng các loại thịt xông khói, xúc xích hay đồ hộp… đều chứa một lượng muối lớn để tẩm ướp nên ăn nhiều sẽ không tốt. Thậm chí đến các loại bánh quy mặn hay đồ đông lạnh cũng làm bạn nạp nhiều muối mà không hay biết, chưa kể là làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Vậy nên chị em hãy cố gắng cắt giảm các loại thực phẩm này ra khỏi bữa cơm, mỗi tuần chỉ nên ăn 1 - 2 lần là đủ. Nếu trong tình thế bắt buộc phải ăn, hãy mang ra vòi nước rửa nhiều lần để loại bớt muối còn thấm rồi mới chế biến. Bên cạnh đó, hãy tăng cường ăn thêm rau xanh và những thực phẩm khác để hạn chế bớt khả năng gây hại của chúng.
Hạn chế thêm muối khi nấu ăn
Một trong những cách đơn giản nhất giúp giảm muối chính là nấu ăn nhạt đi. Dù thêm nhiều muối sẽ làm món ăn đậm đà hơn nhưng nó lại gây hại cho cơ thể. Chỉ cần nêm bớt muối lại khi nấu nướng, chị em đã giúp cả nhà phòng bệnh hiệu quả hơn trong mùa đông.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách khác để làm bật hương vị của món ăn thay vì dùng muối. Với các món như trứng chiên, súp hay cá thì hãy dùng tiêu đen để thay cho việc dùng muối. Bên cạnh đó, bạn nên tự nấu nước hầm xương để hạn chế dùng hạt nêm hay muối làm ngon món ăn.
Lựa chọn những món ít mặn khi ăn bên ngoài
Hầu hết những món ăn bên ngoài đều bị nêm nhiều muối để ngon hơn. Vậy nên khi đi ăn nhà hàng hay quán cà phê, hãy tinh tế lựa chọn cho bản thân những món ít muối. Có thể lấy ví dụ như sau:
- Với món bánh mì hamburger thì nên hạn chế dùng nhân có thịt nguội, phô mai, sốt thịt nướng hay xúc xích.
- Xà lách trộn nên ăn nguyên chất và yêu cầu để riêng nước sốt dùng kèm, mỗi lần ăn chỉ chấm một ít để tránh nạp muối nhiều.
- Nên chọn cơm trắng thay vì cơm chiên, cố gắng ăn thêm nhiều rau sống để nhanh no mà không lo béo phì.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.