Phân biệt bằng mắt thường

Đầu tiên chính là màu sắc, thông thường rau sạch có màu xanh nhạt hơn rau bẩn, vì rau bẩn chứa màu đậm do biến chất từ hóa chất. 

Tiếp theo chính là thân rau, thân rau sạch thường nhỏ, lá to. Ngược lại, thân và lá rau bẩn đều to xum xuê trông rất hấp dẫn.

Rau muống và rai cải nhiều hóa chất có những biểu hiện trên - Ảnh: Zing 

 Ở rau sạch thường có những lỗ li ti trên rau, những lỗ này chứng minh một điều rau không chứa thuốc trừ sâu, chính vì vậy mới có tình trạng sâu ăn và tạo nên những lỗ nhỏ này. Các bà nội trợ đừng lo vì những lỗ này không hề ảnh hưởng đến mùi vì, dinh dưỡng hay sức khỏe.

Phân biệt trong quá trình chế biến

Mùi vị cũng là một trong những cách nhận biết rau bẩn và rau sạch. Thường thì rau sạch đậm đà, ngon hơn. Nếu để ý thật kĩ bạn sẽ cảm nhận rau bẩn hơi chát và khi xào nấu trông nó khá héo chứ không tươi mới như lúc vừa mua.

Trong một số trường hợp, thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại nhiều trên rau nên khi luộc hoặc nấu canh sẽ có mùi rất nồng, bạn nên đổ bỏ chứ tuyệt đối không nên ăn sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, các chuyên gia thường khuyên bạn nên ngâm với nước rửa rau quả trước khi chế biến để loại sạch hóa chất còn sót lại.

Phân biệt dựa trên thời gian bảo quản

Rau sạch bảo quản thời gian lâu hơn rau bẩn. Đối với rau sạch bạn có thể giữ được đến 5 ngày có khi lên đến 1 tuần nếu bảo quản thật kĩ. Ngược lại rau bẩn khi mua về chỉ để được khoảng 2,3 ngày sẽ có dấu hiệu thúi dần.

Nhận biết giá đỗ và mướp đăng nhiều tàn dư chất hóa học độc hại - Ảnh: Zing 

Mẹo rửa rau cho chị em nội trợ:

- Rửa rau dưới vòi nước sạch để loại bỏ đất, vi khuẩn và các chất hóa học còn dư trên rau. Đặc biệt, với những loại rau có cuống như xà lách, rau cải nên rửa trực tiếp dưới vòi chảy, chú ý các phần kẽ - khu vực nhiều đất, cát.

Ảnh minh họa: Internet

- Ngâm với nước muối khoảng 5 đến 10 phút trước khi chế biến, điều này có thể loại bỏ một số loại vi sinh vật có hại trên bề mặt rau.