Lá vông nem là gì?

Cây vông nem còn được gọi là cây Hải đồng bì hay Thích đồng bì, tên khoa học là Erythrineme orientalis (L).

Đây là loại cây khá quen thuộc ở nhiều làng quê vì thường được làm hàng rào và làm cảnh. Thân cây vông nem cao 10 – 20m, phía trên có gai ngắn.

Cây vông nem là loại cây khá quen thuộc ở nhiều làng quê - Ảnh minh họa: Internet

Phần lá gồm 3 chét, dài khoảng 20 – 30cm, lá chét màu xanh và bóng, lá chét giữa phình chiều rộng lớn hơn chiều dài, hai lá chét hai bên có chiều dài lớn hơn chiều rộng.

Hoa vông nem màu đỏ tươi, mọc tụ họp thành chùm dài và có từ 1 – 3 hoa.

Cây lá vông nem mọc ở khắp nơi nhưng đặc biệt ưa mọc ở ven biển, nhiều nơi bà con ta hay dùng lá chế biến làm thức ăn, thường để gói nem.

Lá vông nem cũng có vai trò như là vị thuốc chữa nhiều bệnh thông thường, nhất là dùng để an thần, chữa thấp khớp.

Lá vông nem hay được thu hái vào tháng 4 – 5, khi tiết trời khô ráo: Khi hái chọn lấy lá bánh tẻ không bị sâu, cắt bỏ cuống, đem phơi nắng thật nhanh rồi hong khô trong bóng râm.

Lá cây vông nem có tác dụng chữa nhiều bệnhẢnh minh họa: Internet

Những món ngon từ lá vông nem

Lá vông nem thường được làm một loại rau sống chấm nước kho cá, thịt.

Lá vông nem cũng hay được gói nem, gói bánh xèo, bánh khọt,...

Nước lá vông - dâu là loại nước uống ưa thích của người dân nông thôn. Chỉ cần lấy hai loại lá vông và lá dâu với lượng bằng nhau rồi tùy ý giã nhỏ thêm nước vắt, lọc uống vào buổi chiều rất tốt cho sức khỏe.

Món canh lá vông là một món ăn ngon - bổ - rẻ với nhiều người. Cách nấu như sau: lá vông thái nhỏ hoặc thêm hoa thiên lý, hoặc thêm cá diếc, tôm, thịt nạc, trứng...

Ngoài ra, lá vông xào củ sen và cháo lá vông cũng là hai món ăn khá phổ biến.

Cách làm món lá vông xào củ sen: Lá vông 20g, củ sen 200g, cả hai sau khi rửa sạch sẽ thái nhỏ xào với gan lợn rồi nêm gia vị vừa ăn.

Cách nấu cháo lá vông: Chuẩn bị khoảng 30g lá vông nem, lá dâu 40g và đậu đen 100g cùng vừng đen 100g (xát nhỏ, tán mịn).

Đầu tiên nấu đậu cho nhừ rồi cho bột vừng đun sôi rồi, cuối cùng cho phần rau vào, tắt lửa để 10 phút, thêm đường hoặc muối cho vừa ăn.

Canh hay cháo lá vông nem đều là những món ăn ngon, tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Lá vông nem có tác dụng gì?

Ngoài việc chế biến thành món ăn ngon thì lá vông nem trị bệnh gì cũng là câu hỏi hay được đặt ra. Câu trả lời nằm ở các thành phần chủ yếu có trong lá và vỏ cây vông nem.

Những chất alkaloid và saponin quý giá trong lá vông nem có tác dụng cực kỳ tốt cơ thể, thể hiện ở vai trò:

An thần, giúp dễ ngủ và chữa các bệnh mất ngủ, khó ngủ, mất ngủ lâu ngày cực kỳ hiệu quả.

Trị chứng phiền muộn, nhức đầu, chóng mặt.

Chữa các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu mũi, đại tiện ra máu, hay chứng lòi dom, sa dạ con.

Ngoài ra cây vông nem còn có tác dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc, sát khuẩn cao.

Cây vông nem có tính bình vị đắng vào can thận (không vào tâm, tỳ) và chủ yếu để chữa phong tê thấp.

Hoa vông nem thì chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh: mỗi lần dùng 40g sắc uống là được.

Lá vông còn nhiều công dụng như chữa âm hư nội nhiệt, trẻ em ra mồ hôi trộm, người lớn bị tăng huyết áp, lở loét ngoài da, trị rắn cắn, ...

Lá vông nem có thể dùng nhiều cách như để lá tươi, phơi khô, uống hoặc đơn thuần chỉ đắp ngoài. Ngoài ra có thể phối hợp cùng loại lá khác (cũng có tác dụng an thần), dùng dưới các dạng bột, rượu, sirô,...

Dưới đây là tác dụng cụ thể của lá vông nem qua các bài thuốc:

Lá vông nem chữa mất ngủ

Từ xa xưa ông cha ta đã dùng lá vông chữa chứng mất ngủ hay khó ngủ. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách dùng lá vông nem sao cho hiệu quả nhất.

Sau đây là 4 bài thuốc từ lá vông giúp những người bị mất ngủ sớm có được giấc ngủ ngon và dễ dàng nhất.

Lá vông nem là bài thuốc quý chữa chứng mất ngủ, khó ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Các bài thuốc từ lá vông nem trị mất ngủ

Rượu ngâm lá vông

Nguyên liệu: Lá vông bánh tẻ đủ tuổi, một ít rượu trắng và hũ thủy tinh

Cách làm: Lá vông sau khi rửa sạch, phơi khô trong bóng râm rồi thái nhỏ, dùng 100 gam lá vông khô ngâm với 1 lít rượu trắng từ 30-40 độ. Ngâm hỗn hợp càng lâu càng tốt, thường là sau 15-20 ngày có thể dùng được.

Cách dùng: Uống rượu ngâm lá vông từ khoảng 10-20ml mỗi ngày để có giấc ngủ ngon.

Sắc nước lá vông chữa mất ngủ

Nguyên liệu: lá vông đã phơi khô, nước và một cái ấm đất.

Cách làm: Lấy từ 8-16 gam lá vông đã phơi khô rửa sạch rồi cho vào nồi đất đổ thêm 200ml nước. Sắc nhỏ lửa đến khi còn khoảng 50ml là được, uống một lần trong ngày vào buổi tối.

Nước hãm từ lá vông chữa mất ngủ

Nguyên liệu: vài cái lá vông, táo nhân, tâm sen, nước và bình sứ giữ nhiệt.

Cách làm: cho 16 gam lá vông phơi khô cùng 10 gam táo nhân (là nhân bên trong hạt táo chua đem sao đen lên) cùng 5 gam tim sen (chỉ sao thơm không được sao đen).

Cho tất cả vào bình sứ giữ nhiệt rồi hãm với 1 lít nước đun sôi đến khi nóng già. Khi nước nguội có thể cho thêm 1 đến 2 bông hoa nhài tươi vào.

Cách dùng: Uống làm nhiều lần trong ngày.

Canh lá vông

Để chữa bệnh mất ngủ hay khó ngủ, người ta thường lấy lá vông bánh tẻ (loại không quá non hoặc quá già) rửa sạch rồi cho lên bếp luộc hoặc nấu canh với lá dâu tằm như một món ăn hàng ngày.

Lá vông nem chữa bệnh trĩ

Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh trĩ lâu năm chữa mãi vẫn không khỏi thì có thể thử dùng phương pháp sau với nguyên liệu chính là từ cây vông nem.

Cách 1: Dùng 1-2 lá vông nem sau đó đem đi hơ nóng dưới lửa. Và dùng để đắp trực tiếp vào búi trĩ đang bị lòi ra. Với hơi nóng cùng thành phần dược tính có trong lá cây sẽ giúp cơn đau do co thắt búi trĩ dịu đi trông thấy.

Dùng lá vông nem chữa bệnh trĩ rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Cách 2: Dùng 1 nắm lá vông nem đem đi rửa sạch. Sau đó luộc và vớt ra ngâm với nước muối trong khoảng 10 phút. Đem lá giã nhuyễn sử dụng để đắp trực tiếp vào búi trĩ của người bệnh.

Sử dụng 2 cách làm trên sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh trĩ tuyệt vời.

Chữa các chứng bệnh ở trẻ em

Cây vông nem chữa mất ngủ ở trẻ em: Lá vông tươi 20g đem rửa sạch, vò sơ qua rồi vẩy khô cho vào nồi cơm đang hấp sau khi cạn nước (có thể đun làm nước uống).

Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này giúp ngủ sâu giấc.

Chữa chứng chảy máu mũi, đại tiện ra máu, hoặc lòi dom: Lá vông 30g, lá sen 10g giã, vắt lấy nước cốt uống.

Chữa tiêu độc sát khuẩn: Dùng phần lá tươi giã nát đắp vào chỗ có mụn nhọt. Lá vông nem còn có tác dụng với phần vừa lên da non; chữa sốt, thông tiểu,...

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Dùng 20g lá vông đem giã cho nát rồi nhào chút nước nóng cho trẻ uống, hoặc đun lá vông lên uống...

Bệnh lòi dom: Chuẩn bị 20g mỗi loại lá vông nem và lá sen sau đó giã nát và trộn với khoảng 300ml nước và lọc qua một tấm vải sạch. Uống phần nước còn phần bã thì sử dụng để đắp vào hậu môn.

Chữa bệnh đau răng: Lấy vỏ cây vông nem đem đi tán nhỏ sao cho càng mịn càng tốt sau đấy sử dụng để rắc vào vị trí răng bị đau sẽ khiến các cơn đau trở nên dịu đi trông thấy.

Lưu ý khi sử dụng lá vông nem

Lá vông nem có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý những trường hợp sử dụng lá vông nem sai cách khiến cho việc chữa và điều trị bệnh dẫn tới những hiệu quả đáng tiếc xảy ra. Để tránh những việc đáng tiếc này thì chúng ta nên chú ý tới một số điều sau:

Không nên nấu nước hoặc nấu lá vông nem quá đặc vì có thể dẫn tới hiện tượng sụp mí mắt (mi trên sụp xuống như buồn ngủ nhưng không ngủ được) và cơ khớp rã rời.

Đó là những dấu hiệu sớm báo động tình trạng ngộ độc nên cần dừng lại khi chưa quá nguy hiểm.

Không nên nấu nước hoặc nấu lá vông nem quá đặc vì dễ gây ngộ độc - Ảnh minh họa: Internet

Khi sử dụng lá vông nem mà thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt  thì cũng không nên tăng liều lượng lên quá nhiều để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Vì khi làm vậy sẽ khiến bệnh nhân bị ngộ độc nhanh, rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Chỉ nên ăn, uống một lượng vừa phải lá vông nem. Cụ thể là mỗi bữa một người không được ăn quá 10-15 lá. Để tăng hiệu quả chữa bệnh thì nên phối hợp thêm các thức ăn hoặc vị thuốc an thần khác như lá dâu, tâm sen, lạc tiên,...