Lá hẹ đại kỵ với những thực phẩm này, biết sớm để bảo vệ sức khỏe cả gia đình
Nội dung bài viết
- Đặc điểm của cây hẹ
- Công dụng của lá hẹ tươi là gì?
- 1. Lá hẹ chữa ho
- 2. Lá hẹ ngăn ngừa cholesterol và giảm huyết áp
- 3. Lá hẹ trị nhức răng
- 4. Lá hẹ chữa đái tháo đường
- 5. Lá hẹ tốt cho mắt
- 6. Lá hẹ trị chứng ra mồ hôi (chỉ ở vùng ngực)
- 7. Lá hẹ trị viêm loét dạ dày và chứng buồn nôn (hay nôn) do lạnh
- 8. Lá hẹ trị trĩ sưng đau và trĩ ngoại
- 9. Tác dụng của lá hẹ với nam giới
- Lá hẹ kỵ gì?
- Các món ăn chế biến từ lá hẹ
Đặc điểm của cây hẹ
Cây lá hẹ có tên khoa học là Allium schoenoprasum, còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo… thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20 – 40cm. Lá hẹ giàu dược tính và có mùi thơm đặc trưng không chỉ được dùng trong các món ăn mà nó còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Cây hẹ rất dễ trồng, chỉ cần gieo hạt hoặc trồng bằng cây con. Cây hẹ phát triển tốt quanh năm, ít phải chăm sóc. Lá hẹ có thể dùng làm rau ăn hoặc dùng làm thuốc khi cần. Tuy nhiên lá hẹ kỵ với gì?
Theo Đông y, cây lá hẹ có tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay. Lá hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường được sử dụng để chữa đau tức ngực, nấc cụt, ngã chấn thương…
Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay giúp ôn trung, hành khí, tán ứ thường được sử dụng để chữa ngực bụng đau nhức do thực tích, đới hạ… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt thường được dùng để chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh.
Hơn thế, theo các nhà khoa học, trong lá hẹ có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: mangan, canxi, riboflavin, pyridoxin, thiamin, sắt, đồng và niacin. Ngoài ra, lá hẹ còn chứa các vitamin nhóm B, vitamin nhóm K có tác dụng phòng chống bệnh loãng xương.
Vitamin A chứa trong lá hẹ rất dồi dào ở dạng beta-carotene. Trong quá trình tiêu hoá, beta-carotene này được các enzym phân chia thành vitamin A. Trong ¼ chén hẹ cung cấp 522 IU Vitamin A, đáp ứng được 17% lượng vitamin A khuyến khích cho đàn ông và 22% cho phụ nữ mỗi ngày.
Bên cạnh đó, các hoạt chất kháng sinh mạnh bên trong lá hẹ như: sulfite, odorin và allicin còn mạnh và tốt hơn cả penicillin – một chất kháng sinh hóa học thường được dùng trong thuốc tây.
Nhờ những chất kháng sinh có trong lá hẹ mà nó có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella typhi, Streptococcus hemolyticus, Shigella shiga, Coli Bethesda, Bacillus subtilis, Shigella flexneri…
Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy lưu huỳnh tự nhiên và chất flavonoid bên trong lá hẹ. Những chất này có tác dụng phòng chống một số căn bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, và ung thư dạ dày rất hiệu quả.
Lá hẹ cũng chứa rất ít calories nên có thể dùng để giảm cân rất hiệu quả mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Công dụng của lá hẹ tươi là gì?
1. Lá hẹ chữa ho
Trị cảm và ho: Dùng 250g lá hẹ, 25g gừng tươi hấp cùng đường phèn ăn trong 5 ngày sẽ hết các triệu chứng ho và cảm.
Lá hẹ chữa ho cho trẻ sơ sinh: Lá hẹ cắt nhỏ hấp chín cùng đường phèn. Sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống trong 5 ngày. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
2. Lá hẹ ngăn ngừa cholesterol và giảm huyết áp
Chất allicin bên trong lá hẹ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa sự hình thành cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra nó còn có khả năng tẩy nấm, tẩy vi khuẩn trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
3. Lá hẹ trị nhức răng
Giã nhuyễn lá hẹ và đắp vào chỗ đau răng, cứ làm như vậy cho đến khi hết nhức.
4. Lá hẹ chữa đái tháo đường
Bạn dùng 200g lá hẹ để nấu ăn hàng ngày (có thể nấu canh, cháo hoặc xào) và không cho muối khi nấu. Thực hiện liên tục trong 10 ngày cho 1 liệu trình.
5. Lá hẹ tốt cho mắt
Dùng 150g lá hẹ xào với 150g gan dê và ăn cách ngày. Dùng trong 10 ngày cho 1 liệu trình sẽ giúp bổ mắt.
6. Lá hẹ trị chứng ra mồ hôi (chỉ ở vùng ngực)
Dùng 49 cây hẹ có gốc đem sắc với 2 chén nước đến khi nước còn 1 chén. Uống nước lá hẹ tươi liên tục trong nhiều ngày đến khi khỏi hẳn thì thôi.
7. Lá hẹ trị viêm loét dạ dày và chứng buồn nôn (hay nôn) do lạnh
Xắt nhỏ 250g lá hẹ, 25g gừng tươi rồi giã nát lọc lấy nước, đem đun sôi cùng 250ml sữa bò. Dùng luôn khi nóng để đạt kết quả tốt nhất.
8. Lá hẹ trị trĩ sưng đau và trĩ ngoại
Giã nát lá hẹ cho vào nước đun sôi, lấy nước này để xông trĩ, khi nước nguội thì dùng nước này để ngâm hậu môn hoặc có thể giã nát lá hẹ để đắp vào hậu môn. Để chữa lòi dom, bạn giã nát lá hẹ rồi trộn với một chút dấm, sau đó cho vào chảo đảo nóng rồi dùng khăn sạch để chườm lên hậu môn.
9. Tác dụng của lá hẹ với nam giới
Lá hẹ rất tốt trong việc tăng cường sinh lực phái mạnh. Một số bài thuốc với lá hẹ:
Rau hẹ bổ thận, trị liệt dương, di mộng tinh, đau lưng mỏi gối: Dùng 250g lá hẹ, 60g nhân hồ đào xào chín với dầu vừng, ăn trong ngày, dùng liên tục trong 1 tháng sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: Dùng hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột trộn với mật. Mỗi ngày dùng 5g với rượu ấm vào lúc đói.
Tăng khả năng sinh dục ở nam giới: lá hẹ 200g, dâm dương hoắc 600g, con ngài tằm đực khô 1kg, kim anh tử 500g, kỷ tử 200g, ba kích 500g, ngưu tất 300g, sơn thù 300g, thục địa 400g, đường kính 4kg, đêm tất cả các nguyên liệu ngâm cùng 20 lít rượu. Sau 30 ngày có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15ml.
Lá hẹ kỵ gì?
Lá hẹ kỵ với gì là vấn đề ít được quan tâm do đây là loại rau đã quá quen thuộc và phổ biến đối với mọi người. Lá hẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần lưu ý lá hẹ kỵ với gì để tránh phản tác dụng. Theo kinh nghiệm từ xưa, lá hẹ không nên dùng chung với mật ong và thịt bò.
Nếu ăn hẹ với một lượng lớn, rất có khả năng sẽ bị đau dạ dày. Thực phẩm này chỉ an toàn khi chúng ta sử dụng với một mức độ vừa phải.
Trong quá trình chế biến, tránh kết hợp hẹ với thịt trâu, thịt bò vì chúng dễ sản sinh ra các chất độc hại, gây nên tình trạng khó tiêu và đau bụng.
Với những thành phần có trong hẹ, chúng thích hợp khi chế biến với các loại thịt có hàm lượng B1 cao, vì vậy hẹ kết hợp với thịt lợn là lựa chọn tốt nhất, bảo đảm được giá trị dinh dưỡng.
Những người có tiền sử dị ứng với các loại cây cùng họ với hẹ như hành lá, hành tây cần phải thận trọng khi sử dụng vì chúng cũng chứa allicin.
Đặc biệt hẹ rất kỵ với những người âm suy, bốc hỏa bởi vì theo Đông y lá hẹ có vị cay, tính nhiệt.
Các món ăn chế biến từ lá hẹ
1. Canh lá hẹ với đậu hũ
Nguyên liệu: 2 cái đậu hũ (đậu phụ), 1 quả cà chua, có thể thêm thịt xay, hành khô và lá hẹ
Chế biến: Thịt xay ướp qua với mắm, ớt, tiêu. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn. Cà chua thái nhỏ. Hẹ cắt khúc phù hợp với sở thích. Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bật bếp, cho nồi lên phi hành thơm lên. Tiếp theo cho thịt vào đảo cho săn qua, cho cà chua vào đảo vừa mềm. Thêm nước vào để vừa ăn, nước sôi thì thả đậu hũ vào, nêm gia vị tùy chọn.
2. Trứng rán lá hẹ
Đây là một món ăn rất phổ biến và rất ngon. Thay vì bạn chiên trứng như thông thường, giờ đây bạn hãy thêm lá hẹ thành thành phần chính.
Nguyên liệu: 2 quả trứng gà hoặc trứng vịt, một nắm lá hẹ vừa đủ theo sở thích, tiêu, mắm
Chế biến: Lá hẹ rửa sạch, thái lát càng nhỏ càng tốt. Trứng đập vào bát, thêm mắm, tiêu vừa ăn đánh nhuyễn. Cho lá hẹ vào đánh đều sủi bọt. Bật bếp, bắc chảo và đun dầu sôi lên, sau đó cho trứng lá hẹ đã đánh nhuyễn vào. Dàn đều trứng ra chảo để nó chín đều. Bạn có thể cuộn lại hoặc lật mặt trứng tùy thích. Ăn kèm cơm nóng là ngon nhất
3. Cháo hẹ
Nguyên liệu: Lá hẹ tươi 20gr, gạo tẻ 90gr, một nhúm gạo nếp (nếu bạn thích), gia vị nêm.
Chế biến: Lá hẹ rửa sạch, để ráo sau đó cắt khúc dài 1.5 cm. Gạo đem vo sạch, hầm nhuyễn. Khi cháo nhuyễn, ta cho lá hẹ vô đun thêm vài phút, sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn, ăn ngay khi còn nóng.
Đây là cách chế biến món cháo hẹ đơn giản, bạn có thể nấu món cháo bạn yêu thích như thịt, lươn, trứng… và cho lá hẹ làm gia vị cũng rất tuyệt vời.
Qua bài viết trên chúng ta đã có những thông tin cơ bản về đặc điểm của lá hẹ, những tác dụng đối với sức khỏe cũng như việc lá hẹ kỵ với gì để quá trình sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!