Kinh nguyệt bất thường, có thể bạn đang gặp phải những vấn đề này
Nội dung bài viết
Kinh nguyệt bất thường là tình trạng rất nhiều chị em phụ nữ đã trải qua hay đang gặp phải, nó khiến cho chị em lo lắng vì không biết nguyên nhân là do đâu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng kinh nguyệt bất thường và tại sao chị em lại gặp tình trạng này?
Kinh nguyệt bất thường là bệnh gì?
Hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài âm đạo do bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra gọi là kinh nguyệt. Chứng rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi là kinh nguyệt bất thường là sự không ổn định về chu kỳ hay kèm theo một số triệu chứng trong những ngày chu kỳ như:
- Bất thường về thời gian: Rong kinh, thiếu kinh, vô kinh
- Lượng máu và tần số trong chu kỳ: cường kinh
- Thay đổi màu sắc máu
- Thống kinh: Đau bụng dữ dội
Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường
- Xuất hiện những khối máu có màu đặc và lớn
- Kéo dài chu kỳ kinh nguyệt một cách bất thường
- Xuất hiện triệu chứng chảy máu giữa các chu kỳ
- Máu kinh nguyệt có màu đỏ xám và loãng hơn bình thường
Màu sắc kinh nguyệt bất thường
Đối với một chu kỳ bình thường, màu sắc máu của bạn sẽ là màu đỏ tươi. Điều này chứng tỏ lượng máu trong cơ thể lưu thông tốt ở khu vực xương chậu và không bị ứ đọng lại bên trong tử cung.
Tuy nhiên màu đỏ tươi này sẽ là bất thường nếu như chu kỳ bình thường của bạn là màu đỏ sẫm hay đỏ cảm mà đột ngột chuyển sang đỏ tươi. Hãy nhớ chu kỳ của bạn chỉ bình thường khi tháng nào màu máu cũng như nhau.
Đối với một số người, những ngày ra nhiều máu, thông thường là ngày thứ 2 đến thứ 3 của chu kỳ sẽ xuất hiện vết máu màu đỏ thẫm. Khi thấy dấu hiệu này, bạn đừng quá lo lắng bởi đây là điều cho thấy tử cung đang co bóp mạnh. Chỉ khi máu có màu đỏ sẫm và ra liên tục thì bạn mới cần chú ý theo dõi.
Vì sao kinh nguyệt bất thường?
Mất cân bằng nội tiết tố
Sự thiếu hụt estrogen hay những rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể là nguyên nhân tác động đến hoạt động của buồng trứng gây ra hiện tượng trứng không rụng hoặc không có sự làm dày của nội mạc tử cung. Từ đó dẫn đến hiện tượng chậm kinh hay kinh nguyệt ra ít.
Đa nang buồng trứng
Hiện tượng buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ gọi là đa nang buồng trứng. Việc rối loạn nội tiết tố kéo dài hình thành nên những nang nhỏ này. Từ hiện tượng đa nang nhỏ có thể tạo ra một chu kỳ giả làm nội mạc tử cung dày lên và bong ra.
Viêm nhiễm cơ quan sinh dục
Cơ quan sinh dục của nữ giới rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi những nhân tố bất lợi tạo ra viêm nhiễm. Viêm phụ khoa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận bao gồm cổ tử cung và nội mạc tử cung. Việc này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn không ổn định.
Viêm nội mạc tử cung
Chu kỳ kinh nguyệt được hình thành chủ yếu do quá trình làm dày và bong ra của nội mạc tử cung. Khi nội mạc tử cung bị viêm nhiễm, quá trình này sẽ tạo ra những thay đổi. Không chỉ việc chu kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra thất thường, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng xuất huyết âm đạo ngoài.
U xơ tử cung
Được đánh giá là tổn thương lành tính nhưng sự hình thành của các khối u xơ bám vào niêm mạc tử cung sẽ làm cho quá trình hình thành nội mạc tử cung trở nên khó khăn hơn.
Có trường hợp một số nội mạc trong tử cung bị bong ra cả khi chưa có chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ có những biến đổi không ổn định.
Nếu không điều trị kịp thời u xơ tử cung sẽ gây cản trở đến quá trình lưu thông của kinh nguyệt khi đi xuống. Nếu máu kinh di chuyển chậm hoặc bị dồn ứ ở trong cổ tử cung, tử cung, thì nó có thể chuyển sang màu máu đen và về sau sẽ dẫn tới tình trạng ra máu kinh ồ ạt…
Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp tiết hormone để điều khiển quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp bị rối loạn, quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể bị trì trệ và gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.Chính vì như vậy chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ thất thường, lượng máu ra trong chu kỳ cũng không đều đặn.
Kinh nguyệt bất thường có sao không? Câu trả lời là có, hơn thế nữa nó là dấu hiệu báo hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải tình trạng nghiêm trọng và cần được hỗ trợ sớm nhất có thể. Có những dấu hiệu dù rất nhỏ thôi nhưng đó là tín hiệu mà cơ thể bạn đang cố gắng nói cho bạn biết nó đang cần sự giúp đỡ. Hãy lắng nghe dấu hiệu từ cơ thể, đi thăm khám kịp thời, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....