Không chỉ là rau gia vị, ngò gai còn có những công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe
Ngò gai (mùi tàu) có tên khoa học là Eryngium foetidum L. Ngò gai có mùi thơm đặc trưng nhờ tinh dầu. Rau ngò gai là loài thân cỏ, chia cành ở ngọn, lá mọc ở gốc, xở ra hình hoa. Nhiều tài liệu cho biết ngò gai có xuất xứ từ châu Mĩ, tại các quốc gia trong vùng biển Caribe. Ngò gai được dùng trong ẩm thực, phổ biến tại các Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam.
Theo Đông y, ngò gai vị cay, hơi đắng, thơm, tính ấm, công dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau. Các nghiên cứu hiện đại cho biết ngò gai chứa nhiều hoạt chất tốt sơ sức khỏe. Chết xuất tinh dầu của ngò gai còn được dùng để dưỡng da, kháng khuẩn, thư giãn, hỗ trợ hô hấp.
Không chỉ là rau gia vị, ngò gai được mệnh danh là kho thuốc tự nhiên vì công dụng chữa nhiều chứng bệnh thông thường. Hãy cùng điểm qua những bài thuốc chữa bệnh phổ biến từ rau ngò gai:
Ngò gai trị cảm cúm
Lấy 40g ngò gai, 3 lát gừng tươi, 20g ngải cứu, 20g cúc tần rửa sạch, thái nhỏ. Gừng tươi cạo vỏ, đập dập. Tiếp theo, cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm sắc với 500ml nước đến khi còn 100ml thì đổ ra chén, uống nóng 2 lần mỗi ngày.
Người bị cảm cúm sau khi uống nên nằm trong chăn ấm để thoát mồ hôi, lau khô người.
Ngò gai trị hôi miệng
Khi hơi thở có mùi khó chịu, bạn có thể dùng một nắm lá ngò gai, rửa sạch, sắc đặc. Thêm vài hạt muối, khuấy đều. Cho nước ngò gai đã nấu vào chai, súc miệng nhiều lần trong ngày. Kiên trì thực hiện từ 5 – 6 ngày sẽ sử được mùi hôi miệng.
Ngò gai trị đầy bụng, ăn không tiêu
Bị đầy bụng, ăn không tiêu, bạn có thể dùng 50g ngò gai và một củ nhỏ gừng tươi để xử trí. Ngò gai rửa sạch, cắt đoạn. Gừng cạo vỏ, đập dập.
Cho ngò gai và gừng vào nồi đất, thêm từ 300 – 400ml nước, nấu đến khi nước cạn một nửa. Cho hỗn hợp nước ra chén, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi lần cách nhau từ 3 – 4 giờ đồng hồ.
Ngò gai trị mụn bọc, mụn trứng cá
Lấy khoảng một muỗng nước ép ngò gai trộn cùng một muỗng cà phê bột nghệ. Rửa mặt thật sạch ,bô hỗn hợp ngò gai – bột nghệ lên mặt trước giờ đi ngủ. Bài thuốc này thích hợp cho những chị em phụ nữ có làn da khô.
Không chỉ dùng làm thuốc cho một số bệnh vừa nêu, ngò gai còn có dùng để trị các vết bỏng, huyết áp cao, giảm cân, sốt sét… Ăn ngò gai thường xuyên cũng giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Ngò gai trị đau bụng, tiêu chảy
Có thể dùng 20g lá ngò gai tươi cùng vài của sản, một năm lá tía tô sắc lấy nước uống trong ngày. Các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Đối với người có tiền sử đau dạ dày, sử dụng nước uống ngò gai sẽ thích hợp hơn ăn lá tươi. Những bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mạn tính nên hạn chế ăn ngò gai. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh ăn loại rau này theo kinh nghiệm dân gian.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...