Khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là người có bệnh lý tim mạch từ trước, điều này có đúng?
Theo báo Dân Trí, thông tin từ ban tổ chức, tối 23/3, một số người chạy phía sau thấy một vận động viên chạy trước có dấu hiệu sức khỏe bất ổn và đã tiến lại gần để giúp đỡ. Vận động viên này sau đó ngất xỉu. Những người cùng đoàn đã báo tin cho ban tổ chức để tiến hành công tác cứu hộ. Một đội cứu hộ 14 thành viên, bao gồm đội ngũ y tế và thành viên Ban tổ chức đã tham gia thực hiện công tác y tế khẩn cấp và vận chuyển vận động viên đến bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi được các y, bác sĩ cấp cứu, vận động viên đã không qua khỏi. Nạn nhân tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vào sáng 24/3.
Dẫn tin từ tạp chí Tri thức và Cuộc sống, Ths.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cho biết, các trường hợp tử vong trên đường chạy nói riêng và chơi thể thao nói chung đa số liên quan đến các vấn đề về tim mạch. Theo đó, có khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao, tham gia các giải chạy có bệnh lý tim mạch từ trước nhưng không phát hiện, hoặc chủ quan nghĩ là nhẹ nên khi vận động gắng sức dẫn đến tử vong.
Khi chạy bộ, nhịp tim sẽ thay đổi và đập nhanh hơn. Khi không được kiểm soát tốt nhịp tim sẽ làm cho huyết áp tăng nhanh, từ đó xuất hiện các cơn thiếu máu lên não. Nhiều trường hợp chỉ sau vài phút sẽ trở lại trạng thái bình thường nhưng đây chính là dấu hiệu dự báo cơn đột quỵ nguy hiểm sắp xảy ra. Ban đầu nhiều người chủ quan vì họ không có yếu tố khởi phát, nhưng sự rối loạn của nhịp tim tự nhiên xuất hiện, làm cho tim đập nhanh. Khi rối loạn, nhịp tim sẽ tăng lên con số khủng khiếp, có thể đập tới 400 lần/phút. Tình trạng này kéo theo việc tụt huyết áp và tim ngưng ngay sau đó.
Một nguyên nhân khác phải kể tới chính là việc mạch vành bị hẹp và tắc, rách động mạch chủ, tạo nên sự nguy hiểm khi chạy bộ.
Nhiều người khi chạy đường trường, sẽ bị hạ đường huyết bất ngờ, không kịp thời bù năng lượng bị mất. Nhất là việc thiếu đường cho não bộ, làm bị choáng, hay đột quỵ não.
Chính vì thế, trước khi tham gia vào bất kỳ một trò chơi nào, nhiều người cần biết cách làm nóng cơ thể thông qua việc vận động. Cơ thể cần có thời gian để thích nghi với hoạt động gắng sức.
"Trước khi tập bất kỳ môn thể thao nào, người dân đều cần phải kiểm tra thể lực. Chúng ta có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn, khám sàng lọc xem có bệnh lý gì tiềm tàng không như: bệnh tim, phổi hoặc gia đình có tiền sử về tim phổi, huyết áp, cơ xương khớp…", BS Mạnh khuyến cáo.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
Cần tránh uống rượu trong khi đang uống một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, tiểu đường, huyết...
Vì sao nam giới nên ăn chuối?
Chuối ít calo, nhưng giàu các chất dinh dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe nam giới, nhất là vấn đề...
Tiểu đường type 2 là gì, những ai dễ mắc?
Tiểu đường type 2 (đái tháo đường type 2) là tình trạng bệnh xảy ra khi lượng glucose trong máu,...