Khoai tây cực tốt, nhưng cách ăn này có thể gây hại cho sức khỏe
Khoai tây tên khoa học là Solanum tuberosum, thuộc họ cà (Solanaceae). Khoai tây là cây nông nghiệp được trồng lấy củ chứa tinh bột. Khoai tây được xếp vào nhóm nông sản cung cấp lương thực cho con người đứng sau lúa, lúa mì và ngô.
Khoai tây được trồng khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc là nước có sản lượng khoai tây lớn nhất. Tại Việt Nam, khoai tây cũng được trồng lấy củ là thức ăn cho con người. Khoai tây được chứng minh có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ.
Trong khoai tây có các vitamin, khoáng chất và loạt hóa chất thực vật như carote và phenol tự nhiên. Vỏ khoai tây còn chứa vitamin C, kali, vitamin B6 và lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magnesi, phosphor, sắt và kẽm.
Theo bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày (Bệnh viện Đại học Y Dược - Cơ sở 3) khoai tây chứa nhiều dinh dưỡng, chất xơ cùng các loại vitamin và khoáng chất khác nhau tốt cho sức khoẻ.
Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện dinh dưỡng, trong 100g khoai tây gồm 75g nước, 93 kcal, 2g protein, 0,1g lipid, 20,9g carbohydrat, 1g chất xơ, 10mg canxi, 1,2mg sắt, 32mg magie, 0,2mg mangan, 50mg phospho, 396mg kali, 7mg natri, 0,3mg kẽm, 230µg đồng, 0,5µg selen, 10mg vitamin C, 0,1mg vitamin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,9 mg vitamin PP, 0,281mg vitamin B5, 0,203mg vitamin B6, 18 µg folate, 0,49mg vitamin H, 0,01mg vitamin E, 1,6 µg vitamin K, 5µg beta-caroten, 13µg lutein+Zeaxanthin, 16mg purin,…
Dù khoai tây là thực phẩm tốt cho sức khoẻ, bác sĩ Tấn Vũ lưu ý sử dụng khoai tây đúng cách để tránh bị ngộ độc. Đặc biệt, khi sử dụng khoai tây cần phải gọt bỏ hết mắt (mầm) khoai. Mầm khoai tây chứa độc Solanin (tập trung chủ yếu ở vỏ, ngay lớp dưới vỏ và mầm củ khoai tây)
Triệu chứng ngộ độc chất solanine gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt. Với liều lượng 3-6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Vũ cũng lưu ý thêm, khi chế biến khoai tây cần hạn chế chiên rán. Các nghiên cứu chỉ ra ăn nhiều khoai tây chiên sẽ dẫn tới tình trạng tăng cân, béo phì…
Bác sĩ lưu ý phụ nữ có thai không ăn nhiều khoai tây. Thực phẩm này chứa nhiều kali nên người bị mắc bệnh thận cũng không nên ăn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, trong khoai tây chứa nhiều cacbohydrat (tinh bột), chất xơ. Do vậy, khoai tây có thể khiến cho người bị béo phì dư thừa tăng cân nếu ăn không hợp lý. Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số Glycemic(GI) cao, nên người có bệnh lý đái tháo đường không nên ăn nhiều. Việc sử dụng khoai tây hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có...
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có...
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt...