Củ sâm đất là gì?

Khoai sâm đặc sản nổi tiếng của vùng Tây Bắc: Khoai sâm (hay còn gọi là sâm đất, địa tàng thiên, hoàng shin cô..) là loại cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt gần các khe, sông suối.

Khoai sâm đất có nhiều tên gọi khác nhau như: sâm Y Tý, củ hoàng sin cô, sâm yakon, địa tàng thiên. Từ lâu , dân gian ta đã biết sử dụng lá sâm đất để nấu canh, để luộc thành rau ăn vì đây là món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn trong Đông y, củ sâm đất được coi là một vị thuốc quý, rất đáng được sử dụng để phòng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.

Các bản thảo y học cổ truyền đã ghi nhận sâm đất là loại dược liệu có tính hàn, vị cay, hơi đắng, công dụng nhuận tràng, lợi tiểu, long đờm, chủ trị giảm đau, giảm sưng viêm khớp.

Khoai sâm đất đang rộ lên như một loại thức ăn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Hình dáng khoai sâm đất.

Cây sâm đất chỉ cao khoảng khoảng 50 - 80cm, hoa nhỏ màu tím nhạt, thường ra hoa vào tháng 6 - 9, có củ vào tháng 11-12 hằng năm.

Sâm đất là một loài cây thảo mộc mọc hoang dã, thân đứng và lá tỏa ra sát đất. Bên ngoài nhẵn, các nhánh mọc ở phía dưới. Rễ có màu vàng nhạt và phát triển thành củ.

Lá sâm đất có hình dạng trái xoan, lá có chiều dài khoảng từ 5-7cm. Hoa sâm đất nhỏ, màu hồng thường mọc ở ngọn hoặc các nhánh. Hoa phát triển thành quả màu nâu chín, mọng nước.

Nhìn từ bên ngoài, củ sâm đất trông rất giống với những củ khoai lang bình thường và được bao phủ bên ngoài là lớp đất cát lấm lem. Điểm khác biệt tạo nên nét độc đáo cho khoai sâm chính là ruột của nó. Khi bổ ra, ruột khoai có màu vàng nhạt hoặc trắng trong, mọng nước, thơm mùi nhân sâm nên chúng mới có tên gọi là củ khoai sâm đất.

Thời gian xuất hiện.

Mỗi năm cứ khoảng tháng 9, 10, 11 là mùa của củ sâm đất. Mùa khoai sâm đất kéo dài khoảng 2 tháng. Chúng được nhiều người săn đón mua về ăn giải nhiệt và tốt cho cơ thể.

"Khi mua khoai sâm đất về, chỉ cần để nơi khô, thoáng là có thể bảo quản đến nửa năm. Bạn có thể mua về để dành ăn dần. Tiểu thương bán hàng trên chợ mạng này cho biết, nếu ăn sống, củ sâm đất có vị ngọt mát, nhiều nước, ngon giòn hơn củ đậu. Nhưng khi nấu với canh xương thì càng có mùi thơm rõ rệt: "Khi nấu canh chúng rất ngọt nước, củ hơi dẻo. Hoặc khách mua về có thể thái mỏng trộn nộm, ăn các món cuốn cũng rất thơm ngon".

Giá của sâm đất.

Được biết, giá 1kg sâm đất đang được bán trên chợ mạng với giá 30 ngàn đồng/kg. Có nhiều tiểu thương bán với giá khuyến mãi để thu hút khách chỉ 25 ngàn đồng/kg. Riêng những củ khoai sâm to khoảng 1kg/củ thì chị bán với giá 35 ngàn đồng/kg.

 

 

Khi bổ ra, ruột khoai có màu vàng nhạt hoặc trắng trong, mọng nước, thơm mùi nhân sâm 

 

2. Khoai sâm đất có tác dụng gì?

Khoai sâm đất có tác dụng gì, cách sử dụng ra sao để tốt cho sức khỏe là chủ đề bàn luận của bài viết ngày hôm nay. Dưới đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc về loại củ đang rất hot này.

+ Mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Lá của củ khoai sâm đất có tác dụng hỗ trợ giải độc gan rất hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, chúng còn có thể giúp thanh nhiệt cơ thể bằng cách nấu lên làm canh uống.

Lá của củ khoai sâm đất có tác dụng hỗ trợ giải độc gan rất hiệu quả và an toàn

+ Điều hòa huyết áp

Bạn có thể dùng hoa sâm đất tươi hoặc phơi khô khoảng 12g, sau đó đem chúng đi chế thành thuốc bằng cách sắc uống hàng ngày để điều trị bệnh cho những người có vấn đề về huyết áp, giúp điều chỉnh huyết áp luôn ở mức ổn định.

Khoai sâm còn giúp hạn chế được nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ và đau tim. 

Kali trong sâm đất còn giúp cân bằng chất lỏng ở các mô và cân bằng natri ở các tế bào trong cơ thể.

+ Giúp lành vết thương hở, chữa bệnh ngoài da

Với những đối tượng đang có vấn đề về da như ghẻ, lở, người có vết thương chưa lành, việc sử dụng rễ hoặc lá cây mang đi rửa sạch sẽ và đun lên để lấy nước tắm cũng giúp trị bệnh rất tốt.

Rễ hoặc lá cây khoai sâm đất rửa sạch sẽ và đun lên để lấy nước tắm 

+ Tác dụng giảm béo của khoai sâm đất

Nhiều người cho rằng ăn tinh bột sẽ gây béo, nhưng sâm đất thì lại khác. Theo một thống kê của tờ báo dinh dưỡng ở Mỹ thì khoai sâm đất có thể dùng trong khẩu phần ăn của người béo phì, giúp hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc lý tưởng.

+ Giúp kiểm soát lượng cholesterol

Sâm đất có chứa các thành phần giúp kiểm soát lượng cholesterol. Sử dụng sâm đất không những làm giảm lượng chất béo trung tính mà còn hạ lipoprotein trong cơ thể xuống mức thấp.

Ngoài ra, fructooligosaccharides có trong sâm đất còn làm giảm hàm lượng lipid trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tích tụ cholesterol xấu. Từ đó hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về tim, đặc biệt là bệnh tim mạch vành.

+ Dưỡng da

Công dụng làm đẹp của khoai sâm đất được các phụ nữ rất yêu thích nhưng không phải ai cũng biết đến. Mặt nạ khoai sâm đất giúp tái tạo, làm da căng mịn, sáng bóng.

Mặt nạ khoai sâm đất giúp tái tạo, làm da căng mịn, sáng bóng

 

+ Giúp xương chắc khỏe

Trong sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides làm tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất thiết yếu như magie,canxi, photpho giúp xương chắc khỏe. Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị loãng xương.

+ Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất của cây sâm đất có các thành phần như: Fructooligosaccharides chuyển hóa thành carbohydrate dự trữ, polyphenol. Các thành phần này giúp giảm lượng natri trong máu, giảm chứng hạ đường huyết, chống oxy hóa trong cơ thể.

Nhờ đó sức khỏe tim mạch được củng cố, hệ điều hành tim mạch làm việc tốt hơn cũng như ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim.

+ Hỗ trợ tiêu hóa

Sâm đất có chứa prebiotic giúp kích thích sự phát triển của hệ vi sinh trong cơ thể, giúp hỗ trợ tiêu hóa giảm các triệu chứng : đầy hơi, táo bón, ung thư ruột kết và viêm loét dạ dày.

+ Các lợi ích khác

- Dùng ngâm rượu hoặc làm trà uống thanh nhiệt, hỗ trợ chữa bệnh

- Trị ho, phù thũng, tiêu viêm

- Hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường

- Làm các món ăn bổ dưỡng

Xay nhuyễn để đắp mặt nạ làm mát da

Lưu ý: Tuy mang nhiều công dụng nhưng sâm đất chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

3. Khoai sâm đất ăn như thế nào?

Loại khoai này rất thơm ngon, mọng nước, màu sắc bắt mắt, lại có vị ngọt dịu nên được ứng dụng làm nguồn thực phẩm bổ dưỡng trong nhiều gia đình. Có vô số món ăn ngon được chế biến từ khoai sâm, tuy đơn giản nhưng lại rất thơm ngon và kích thích vị giác.

- Lá sâm đất có thể dùng để xào, nấu canh rất thơm ngon và có tác dụng giải nhiệt hiệu quả, nhanh chóng.

- Củ sâm đất mọng nước, có mùi thơm thoang thoảng của nhân sâm rất độc đáo nên người ta thường dùng chúng để ăn sống như một loại hoa quả bình thường.

- Có nhiều cách chế biến khoai sâm đất thành các món ăn bổ dưỡng như: sâm đất như: sâm đất xào thịt bò, nộm sâm đất, khoai sâm đất hầm xương,  salad sâm…

Khoai sâm đất hầm xương

4. Cách ngâm rượu khoai sâm đất

- Rượu khoai sâm đất giúp bổ khí, tiêu tán mệt mỏi, nhất là những người gầy gò, ốm lâu ngày không khỏi.

- Nhờ vị ngọt đắng, tính nóng nên rượu khoai sâm đất giúp đả thông kinh mạch, lưu thông máu huyết.

- Kích thích trí não, tác động trực tiếp vào hệ thần kinh giúp tăng trí nhớ.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng rượu khoai sâm đất  vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài.

+ Chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu:

- Khoai sâm đất dùng ngâm rượu cần chọn những củ to, còn tươi, đều tay và không bị hỏng hay thối dập. Rửa khoai sâm với nước sạch. chùi sạch phần đất cát còn bám trên củ khoai sâm. Vớt ra rổ và để khoai sâm ráo nước.

- Nên dùng rượu trắng hoặc rượu nếp nguyên chất, thơm ngon. Tuyệt đối không dùng rượu kém chất lượng, sử dụng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

- Bình để ngâm rượu nên là bình sứ, bình thủy tinh hoặc bình kim loại, không nên dùng bình nhựa. Nên rửa sạch và để ráo bình.

Rượu khoai sâm đất

+ Tiến hành ngâm:

-  Xếp khoai sâm vào trong bình, cân chỉnh cho thật gọn và đẹp. Rễ của củ khoai sâm tốt nhất nên hướng xuống đáy bình, thân củ hướng lên trên.

-  Bạn đổ từ từ rượu vào cho đầy và ngập hết lượng khoai sâm đang có trong bình.

-  Bảo quản bình ngâm ở nơi khô ráo. Dùng tốt nhất sau 3 - 6 tháng ngâm.

5. Cách chế biến món bò xào sâm đất

Đây là món ăn không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng. Hãy cùng xem công thức chế biến dưới đây:

+ Nguyên liệu:

- Thịt bò: 200g

- Sâm đất: 2 củ

- Rau thơm

- Hành, tỏi, ớt, gia vị

+ Các bước thực hiện món sâm đất xào thịt bò:

- Sơ chế nguyên liệu: Đầu tiên bạn rửa sạch sâm đất, cắt khúc hoặc thái lát ngâm vào nước muối pha loãng để cho sạch nhựa trong khoảng 15-20 phút, rồi vớt ra để ráo nước.

- Thịt bò thái lát mỏng và ướp cùng với gia vị: nước mắm, tỏi băm, dầu hào, hạt nêm, tiêu. Để yên trong khoảng 10 phút cho thấm gia vị.

- Phi thơm hành tỏi, cho thịt bò vào đảo sơ qua. Nên chờ đến khi thịt bò săn lại thì cho ra đĩa.

- Sâm đất xào sơ qua. Khi sâm đất đã hơi tái rồi thì nhanh tay cho phần thịt bò đã ướp vào đảo đều. Lúc thịt bò đã chín thì cho rau thơm, hành lá đã cắt khúc vào đảo đều và đổ ra dĩa.

Sâm đất xào thịt bò

6. Lưu ý khi sử dụng sâm đất

Đặc điểm của củ khoai sâm đất là khi thu hoạch về phải giữ cho chúng thật khô ráo, không ướt hay nứt, vỡ thì có thể bảo quản được từ 2-3 tháng. Còn đối với những củ khoai bị ướt hay gọt vỏ rồi thì chỉ bảo quản tối đa được vài ngày.

Mặc dù khoai sâm đất có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau nhưng khi sử dụng phải tuân thủ theo liều dùng theo quy định để tránh gặp phải những rủi ro hay tác dụng phụ không đáng có. Nếu dùng quá liều có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.

Trên đây là những thông tin để giải đáp thắc mắc khoai sâm đất có tác dụng gì. Hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về loại khoai này cũng như biết cách sử dụng chúng hợp lý để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.