1. Khi bị dị ứng da mặt nên làm gì?

Để khắc phục tình trạng da mặt bị dị ứng, trước tiên cần xác định nguyên nhân gây dị ứng, từ đó xác định được giải pháp chữa trị hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến da mặt bị dị ứng.

Nguyên nhân đến từ sự ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, dị ứng do nguồn thực phẩm, sử dụng mỹ phẩm không thích hợp và nhiều nguyên nhân khác làm cho da bị tổn thương.

Da mặt khi bị dị ứng sẽ xuất hiện các hiện tượng nổi sần ngứa trên da - Ảnh minh họa: Internet

Da mặt khi bị dị ứng sẽ xuất hiện các hiện tượng nổi sần ngứa trên da. Ngoài ra dị ứng da mặt còn biểu hiện qua các dấu hiệu như: Da bị đỏ, xuất hiện các đốm nhỏ sần, phát ban, sưng phồng, nổi mề đay.

Trường hợp nặng hơn da sẽ có cảm giác ngứa, nóng rát, châm chích thậm chí còn bị khô, bong tróc, nứt nẻ. Kèm theo đó là các triệu chứng như sưng môi, lưỡi, mắt đỏ, ngứa mắt...

Vậy khi bị dị ứng nên làm gì để khắc phục tình trạng khó chịu này?

Để da mặt hạn chế tình trạng dị ứng, trước tiên cần tránh xa một số tác nhân như hóa mỹ phẩm, các loại thực phẩm hoặc yếu tố dị nguyên. Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng cách chữa dị ứng da tại nhà bằng một số phương pháp dân gian sau:

Sử dụng dầu dừa

Bôi một lượng dầu dừa nguyên chất lên mặt, massage nhẹ nhàng từ 5 - 10 phút rồi rửa sạch với nước.

Bôi dầu dừa giúp làm dịu da - Ảnh minh họa: Internet

Dùng sữa chua

Rửa mặt thật sạch rồi sau đó dùng sữa chua không đường thoa đều lên mặt. Massage da và thư giãn khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước

Chữa dị ứng da mặt bằng nước muối

Khi bị dị ứng, da mặt trở nên nhạy cảm và mỏng manh hơn. Do đó, nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý có nồng độ 0,9%. Cách này vừa giúp sát khuẩn cho da, loại bỏ dị nguyên vừa giúp tránh làm tổn thương da.

Dùng lô hội chữa dị ứng da mặt

Lấy 1 lá lô hội tươi rửa sạch, gọt vỏ. Sau đó cạo lấy phần gel lô hội bôi trực tiếp lên da mặt. Massage nhẹ nhàng, đặc biệt là vùng da bị tổn thương rồi để yên khoảng 20 phút. Cuối cùng rửa lại mặt bằng nước ấm.

Lô hội giúp giảm dị ứng da mặt - Ảnh minh họa: Internet

Đây là những phương pháp dân gian có tác dụng làm giảm triệu chứng dị ứng an toàn. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý da bị dị ứng ngứa phải làm sao, tình trạng thế nào, có mụn nước và dịch mủ hay không? Nếu có thì không nên áp dụng phương pháp này mà hãy đi gặp bác sĩ để kiểm tra và có cách điều trị phù hợp hơn.

2. Khi da bị dị ứng nổi mụn nên làm gì?

Nổi mụn là một trong những triệu chứng khi da mặt bị dị ứng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng nổi mụn trên da. Các nguyên nhân này thường đến từ việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, không rõ nguồn gốc.

Hay việc không vệ sinh da mặt sạch sẽ; do cơ thể tăng tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn; do thời tiết, môi trường, thực phẩm, rối loạn nội tiết và còn nhiều nguyên nhân khác.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng nổi mụn trên da mặt - Ảnh minh họa: Internet

Da bị nổi mụn sẽ làm cho người mắc phải cảm thấy vô cùng khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Người bị dị ứng sẽ cảm thấy tự ti khi giao tiếp, lo lắng khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi bị dị ứng nên làm gì nếu mụn nổi nhiều trên da mặt? Sau đây là cách trị dị ứng nổi mụn bằng một số nguyên liệu thiên nhiên dịu nhẹ cho làn da:

Đắp mặt nạ bột yến mạch và mật ong

Bột yến mạch ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng còn là một nguyên liệu làm đẹp hiệu quả. Bột có tác dụng làm giảm sưng, viêm mụn và làm sạch da hiệu quả, đem lại làn da mịn màng, êm dịu.

Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn khi kết hợp cùng bột yến mạch sẽ có khả năng làm dịu làn da bị dị ứng.

Cách làm mặt nạ bột yến mạch và mật ong như sau:

Nguyên liệu

1 thìa cà phê bột yến mạch

1 thìa cà phê mật ong

Thực hiện

Trộn đều hai nguyên liệu trên với nhau

Rửa mặt bằng nước, bôi hỗn hợp lên da

Massage nhẹ nhàng 1 – 2 phút, giữ trong 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả.

Mặt nạ bột yến mạch và mật ong - Ảnh minh họa: Internet

Chữa trị mụn bằng mặt nạ sữa chua kết hợp tinh bột nghệ

Trong sữa chua có chứa axit lactic rất tốt cho việc dưỡng ẩm làn da, làm dịu vùng da kích ứng. Khi kết hợp cùng tinh bột nghệ, chất curcumin trong nghệ sẽ có tác dụng làm kháng viêm, giảm sưng giúp làm se cồi mụn và nhanh đẩy mụn ra bên ngoài.

Để làm mặt nạ sữa chua tinh bột nghệ bạn tiến hành như sau:

Nguyên liệu

1 thìa sữa chua không đường

1 thìa tinh bột nghệ

Thực hiện

Trộn 1 thìa sữa chua không đường với 1 thìa tinh bột nghệ thành hỗn hợp đồng nhất.

Rửa mặt qua bằng nước sạch rồi bôi đều hỗn hợp trên lên da

Massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút

Sau đó rửa lại bằng nước sạch

Kiên trì thực hiện cách này 2 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả

3. Khi bị dị ứng thức ăn nên làm gì?

Dị ứng thức ăn là hiện tượng phản ứng của cơ thể với một số thành phần trong đồ ăn. Khi bị dị ứng thức ăn, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ lầm tưởng một số đồ ăn có hại.

Do đó hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra các kháng thể được gọi là kháng thể globulin miễn dịch E (IgE) để trung hòa các tác nhân gây dị ứng. Các kháng thể này sẽ tác động lên hệ miễn dịch để giải phóng chất histamin.

Đây là chất gây ra một số biểu hiện dị ứng như: Ngứa, nổi mề đay, chảy nước mũi, khô họng, phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ.

Một trong những biểu hiện của dị ứng thức ăn là nổi mảng ngứa như mề đay - Ảnh minh họa: Internet

Dị ứng thức ăn có thể là bệnh mãn tính kéo dài hoặc là bệnh cấp tính (đột nhiên bị bệnh). Phần lớn, loại thức ăn thường dễ gây dị ứng cho con người là những thực phẩm giàu protein có trong hải sản (động vật có vỏ như tôm, cua…); đậu phộng; hạt cây hoặc cá trứng.

Dị ứng thức ăn đặc biệt là khi bị dị ứng hải sản nên làm gì là câu hỏi luôn được đặt ra khi có một số trường hợp bị rơi vào tình trạng này. Cách duy nhất để không bị dị ứng thực phẩm là tránh những loại thức ăn gây dị ứng, mẩn ngứa. 

Đối với trường hợp bị dị ứng nhẹ sau khi ăn, có thể dùng thuốc không kê toa hoặc thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin không thể dùng trong trường hợp bị dị ứng nặng. Đối với những trường hợp bị dị ứng thức ăn nặng, có thể tiêm epinephrine và đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Để phòng ngừa dị ứng thức ăn, bạn nên lưu ý đến một số thói quen sinh hoạt như sau:

  • Tránh ăn đồ ăn có vấn đề như hết hạn, hư hỏng...;
  • Đọc thông tin của thức ăn trước khi mua;
  • Học cách sử dụng thuốc tiêm chống dị ứng và chỉ cho những người xung quanh trong trường hợp cơ thể bị dị ứng thức ăn đột ngột;
  • Thông báo cho người thân, giáo viên biết tình trạng dị ứng của con bạn;
  • Rửa dụng cụ làm bếp kỹ càng để ngăn ngừa chất gây dị ứng dính vào thức ăn.

4. Những điều không nên làm khi bị dị ứng

Khi bị dị ứng kể cả da mặt hay bất cứ vùng nào trên cơ thể, bạn vẫn phải chú ý kiêng cử một số điều để tránh làm nặng thêm tình trạng dị ứng.

Sau đây là những điều cần tránh khi bị dị ứng:

  • Không tắm nước quá nóng sẽ làm vết sưng càng nặng thêm;
  • Không được dùng tay gãi lên vùng bị dị ứng vì càng gãi vết thương sẽ càng tăng dần mức độ ngứa và làm cho tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn;
  • Không sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa, đặc biệt là có tính kiềm cao. Điều này sẽ gây kích ứng da và trở nên nặng hơn;
  • Không dùng thuốc bừa bãi, cần phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ;
Không nên gãi khi bị dị ứng - Ảnh minh họa: Internet
  • Đối với dị ứng thực phẩm, người bị bệnh cần tránh xa các loại đồ ăn khiến mình bị dị ứng như hải sản, đồ ăn giàu đạm...
  • Đối với dị ứng cấp tính nên giảm ăn đường và muối. Đường sẽ gây ra dị ứng thêm còn muối sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
  • Kiêng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
  • Đang bị phù nề thì nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh và súp, uống ít nước.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp khi bị dị ứng nên làm gì. Cần chú ý xem cơ thể bạn dị ứng với loại thực phẩm nào, nguyên nhân bị dị ứng từ đó tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất.

Cách chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian chỉ có hiệu quả với một số trường hợp dị ứng nhẹ. Những trường hợp nặng hơn cần phải đến gặp bác sĩ để có được phác đồ điều trị rõ hơn.