Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ: Bác sĩ giải đáp nên hay không nên
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em là vấn đề nhiều bậc cha mẹ quan tâm để theo dõi từng cột mốc phát triển. Do vậy, nhiều cha mẹ thường cho con đi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để an tâm hơn.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết cha mẹ có thể khám sức khỏe định kỳ cho con tại các cơ sở y tế nếu có điều kiện.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cha mẹ có thể không cần khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em tại cơ sở y tế. Thay vào đó, phụ huynh có thể quan sát tình trạng tổng quan sức khỏe của con thông qua một số dấu hiệu cơ bản.
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh
Theo bác sĩ Khanh, đối với trẻ sơ sinh, bé phát triển chưa cứng cáp, cha mẹ không nên cho bé ra ngoài trời nhiều.
Ở thời điểm này, bác sĩ Khanh thông tin nếu cha mẹ không muốn cho trẻ ra ngoài vì quá nhỏ, có thể tự tìm hiểu tình trạng sức khỏe của con. Cha mẹ hãy quan sát làn da của trẻ sơ sinh trước 15 ngày tuổi xem có dấu hiệu vàng hay không.
Nên kiểm tra trẻ khi đại tiện tình trạng phân su như thế nào. Đối với trẻ sinh non, nên kiểm tra mắt và tai của bé. Đồng thời xem bé trai có tinh hoàn trong bìu không.
Khi con lớn hơn (dưới 6 tháng), cha mẹ có thể kiểm tra một số tiêu chí sức khỏe trước khi có ý định khám sức khỏe định kỳ cho trẻ:
Kiểm tra tai trẻ có nghe tốt hay không, mắt có nhìn tốt hay không.
Kiểm tra một số dị tật có nguy cơ gặp ở trẻ: Các dị tật nghiêng đầu, bàn chân, bàn tay, bướu máu.
Ngoài ra, trẻ ở giai đoạn này muốn duy trì sức khỏe tốt, cha mẹ cần thực hiện tiêu chí dinh dưỡng đúng, chích ngừa đủ.
“Phụ huynh có thể mua sơ đồ tăng trưởng tự chấm cho bé để biết mức độ phát triển”, bác sĩ Khanh thông tin.
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sau 6 tháng
Sau 6 tháng tuổi, nếu chưa có điều kiện và thời gian khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em tại cơ sở y tế, cha mẹ cũng có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của con thông qua một số tiêu chí:
Tiếp tục đánh giá tăng trưởng của trẻ, cho trẻ tiêm ngừa đúng lịch và đầy đủ. Đồng thời chú ý dinh dưỡng, ăn dặm với phương pháp phù hợp.
Để kiểm tra dấu hiệu trẻ có thiếu sắt hay không, phụ huynh có thể kiểm tra lòng bàn tay so với lòng bàn tay cha mẹ. Trường hợp cần thiết có thể thử công thức máu thông thường. Khi có điều kiện, cha mẹ hãy xét nghiệm nhóm máu cho con.
Khi gia đình trẻ sống trong môi trường đặc biệt, bác sĩ Khanh lưu ý cha mẹ kiểm tra bé có dư thừa chất chì không.
Trong những năm tiếp theo, cha mẹ tiếp tục quan tâm đến tổng quan vấn đề sức khỏe của bé như: Dinh dưỡng, tiêm ngừa, chăm sóc răng miệng, tật khúc xạ. Đồng thời kiểm tra trẻ có tăng động hay hiếu động và có yêu thích các trò chơi theo lứa tuổi hay không, có lạm dụng game hay nghiện sử dụng điện thoại di động hay không.
Như vậy, trong những năm đầu đời, cha mẹ nếu có điều kiện có thể khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em. Trường hợp không có điều kiện, có thể tự kiểm tra sức khỏe của con thông qua những hướng dẫn sơ bộ nêu trên.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.