Cây lựu là cây gì?

Lựu (còn gọi là thạch lựu) có tên khoa học là Punica granatum L, có nguồn gốc bản địa Tây Nam Á.

Lựu là loài cây sống lâu năm với các đặc điểm nổi bật về hình dáng bên ngoài như: hoa có màu đỏ tươi, thường mọc đơn hoặc thành cụm, quả mọng hình cầu, có vỏ dày, khi chín có màu vàng, đỏ, phần thịt lựu bên trong đỏ hồng có nhiều hạt, có thể tách ra dễ dàng.

Những điều bất ngờ về tác dụng của quả lựu với sức khỏe

Tác dụng của quả lựu biểu hiện ở việc nó là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo sách Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế thì trong 100 gram phần ăn được của quả lựu có chứa một số thành phần dinh dưỡng điển hình cực tốt cho sức khỏe thể hiện ở những điểm sau:

Tác dụng của quả lựu thể hiện rõ nhất ở việc cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

1. Lợi ích về tim mạch

Lựu giúp duy trì tình trạng khỏe mạnh của trái tim - bộ phận quan trọng của cơ thể - bằng cách hỗ trợ độ đàn hồi của động mạch và làm giảm nguy cơ viêm mạch máu.

Nó cũng làm giảm xơ vữa động mạch – vốn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch. Ngoài ra, những ly nước ép lựu thơm ngon cũng giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch.

2. Duy trì ổn định đường huyết

Mặc dù có lựu có chứa đường fructose nhưng các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy đây là lượng đường không gây hại khi nạp vào cơ thể ở mức độ hợp lý vì những bệnh nhân tiểu đường khi uống nước ép lựu trong 2 tuần không hề gặp bất kỳ một sự gia tăng lượng đường nào trong máu.

3. Duy trì huyết áp

Nước lựu làm giảm tổn thương và viêm mạch máu, giảm cả huyết áp cao. Nó cũng hoạt động như một loại aspirin thuần tự nhiên, cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.

Nước lựu mang lại những lợi ích to lớn về tim mạch, duy trì ổn định đường huyết vè huyết áp tốt - Ảnh minh họa: Internet

4. Bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư

Chất chống oxy hóa trong trái cây nói chung và quả lựu nói riêng có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, từ đó làm ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư. Nước lựu sản sinh apoptosis - một trạng thái mà các tế bào ung thư rất sợ vì khi gặp phải chúng sẽ tự hủy hoại chính mình.

Chính vì thế, lựu được coi là rất có lợi trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, cũng như ngăn chặn các hormone aromates là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư vú.

5. Làm dịu dạ dày

Những ai thường xuyên bị chứng đau dạ dày hành hạ thì nên tăng cường ăn lựu. Bên cạnh đó, từ thời cổ đại, loại quả này đã được sử dụng để điều trị tiêu chảy và kiết lỵ do chúng có khả năng làm tăng sản xuất các enzyme hỗ trợ tiêu hóa.

Khi làm nước ép lựu xong bạn nhớ cho thêm một muỗng cà phê mật ong vào sẽ giúp điều trị chứng khó tiêu cực kỳ hiệu quả.

6. Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể thiếu các tế bào máu đỏ hay nói dễ hiểu hơn là thiếu sắt. Và tin vui là trong lựu có chứa hàm lượng sắt cực cao nên ăn nhiều lựu sẽ giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào máu đỏ hơn.

Lựu cũng được xem là một phương thuốc tuyệt vời để chữa bệnh đau mắt đỏ. Khi bị chứng bệnh gây bất tiện này bạn chỉ cần vắt vài giọt nước cốt lựu và nhỏ vào mắt bị đau sẽ thấy ngay tác dụng.

7. Tăng miễn dịch

Chất chống oxy hóa có trong nước ép lựu kích thích các tế bào máu trắng hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, tác dụng của quả lựu được đánh giá cao vì chúng có tính kháng khuẩn, giúp làm giảm vi khuẩn ở nhiều nơi mà hiệu quả nhất là ở đường miệng, giảm nguyên nhân gây sâu răng và nhiễm khuẩn tụ cầu.

Ngăn ngừa thiếu máu và giúp tăng khả năng miễn dịch cũng là điểm ấn tượng trong các tác dụng của quả lựu - Ảnh minh họa: Internet

8. Cải thiện tiêu hóa

Khi nói đến hệ thống tiêu hóa, lựu có tác dụng thần kỳ đối với dạ dày và gan. Nó cũng giúp làm dịu bệnh viêm đường tiết niệu và điều hòa nhu động ruột.

9. Hỗ trợ sụn

Nước lựu có tác dụng quan trọng trong việc ức chế các enzym gây tổn hại cho sụn, giảm viêm khớp và viêm xương hiệu quả.

Uống nước ép lựu thường xuyên còn giúp kiềm chế sự khởi phát của bệnh Alzheimer cũng như các vấn đề thần kinh khác. Lựu cũng được cho là giúp làm tan sỏi thận và thậm chí giúp giảm rối loạn chức năng cương dương.

10. Chống lão hóa

Một chế độ ăn uống hợp lý có bổ sung nhiều nước ép quả lựu giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm hẳn nếp nhăn do tiếp xúc với ánh mặt trời. Nó cũng giúp duy trì sự tái sinh của da, ngăn ngừa chứng nám và đốm đen.

11. Giúp chữa lành sẹo

Tác dụng của quả lựu trong việc tái tạo tế bào da và đẩy nhanh việc chữa lành các vết thương là vô cùng ấn tượng. Hạt lựu cũng chứa khá nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho da, bảo vệ da khỏi cháy nắng và làm lành những vùng da bị tổn thương do nắng.

Tác dụng của quả lựu với đàn ông

Lựu có tác dụng cực tốt không chỉ với nữ giới mà với nam giới cũng vậy, nhất là trong việc tăng khả năng chuyện 'chăn gối'. Theo một nghiên cứu y học vào năm 2007, nam giới uống nước ép lựu nguyên chất mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát được chứng rối loạn cương dương hiệu quả hơn những người không uống.

Vì hàm lượng oxy hóa trong lựu có thể ngăn ngừa các gốc tự do vốn là nguyên nhân chính gây ức chế lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục.

Lựu có tác dụng cực tốt trong việc tăng khả năng 'chăn gối', nhất là với đàn ông - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của quả lựu đối với bà bầu

Hỗ trợ quá trình mang thai

Nước lựu chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cũng như axit folic vô cùng cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Đặc tính chống viêm mà nước ép lựu mang lại cũng giúp cải thiện lưu lượng máu cho cả mẹ và thai nhi.

Trong nước lựu còn chứa Kali giúp ngăn ngừa chứng chuột rút thường gặp trong quá trình mang thai và cũng có thể ngăn ngừa sinh non.

Tăng hệ miễn dịch của cơ thể

Nguồn vitamin C rất dồi dào trong hạt lựu chính là một chất giúp làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, qua đó tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và virus trong quá trình mang thai. Ngoài ra, ăn nhiều lựu khi mang thai còn mang lại tác dụng tích cực với hệ xương của bà bầu lẫn thai nhi.

Mỹ phẩm tự nhiên an toàn cho mẹ bầu

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có trong lựu còn có công dụng rất tốt cho việc làm đẹp với phụ nữ nói chung và bà bầu nói riêng, điển hình là giúp làn da sáng mịn.

Rất nhiều sản phẩm làm đẹp chiết xuất từ lựu có tác dụng chống khô, trị và ngăn ngừa mụn. Ngoài ra chúng còn thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào da giúp bề mặt da khỏe mạnh hơn.

Uống nước lựu thường xuyên cũng rất tốt cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

Những vấn đề trên chắc chắn sẽ giúp mẹ bầu giải đáp dược thắc mắc là khi mang bầu ăn quả lựu có tốt không.

Những lưu ý về tác dụng của quả lựu

Lựu là loại quả rất tốt cho cơ thể. Ngoài những tác dụng của quả lựu nêu trên thì hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, bên cạnh tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa, lựu còn giúp tẩy giun hiệu quả. Nhưng khi ăn lựu, bạn cũng cần chú ý một số điểm sau:

Tránh nuốt nhiều hạt lựu cùng lúc khi ăn

Thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn và nuốt trọn nhiều hạt lựu. Chính vì vậy, khi ăn lưu ý không nên nuốt hạt lựu, người lớn cũng nên nhai kỹ trước khi nuốt, với người già tuổi cao cũng cần vậy.

Những đối tượng nên hạn chế ăn lựu

Một số đối tượng như những người bị bệnh viêm dạ dày, người bị sâu răng hay đang gặp các vấn đề về răng miệng nên hạn chế ăn lựu. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này thì ngay sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức.

Lựu là loại quả có nhiều hạt nên lưu ý tránh nuốt quá nhiều hạt khi ăn - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó nếu đang bị nóng trong người, đặc biệt với trẻ em cũng không được ăn lựu. Một điểm đặc biệt nữa là những ai hay bị đái tháo đường nặng cũng cần kiêng ăn lựu vì dù loại quả này có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu nhưng không phải là loại quả lý tưởng để người bệnh nặng ăn thường xuyên.

Sốt có được ăn lựu không?

Quả lựu có hàm lượng flavonoid polyphenolic khá cao nên có thể giúp chống lại vi trùng khi cơ thể đang sốt hay sốt xuất huyết. Những chất dinh dưỡng này cũng hữu ích để nâng cao lượng tiểu cầu trong máu.

Song song đó, vitamin C và các chất chống oxy hóa trong quả lựu cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại virus nên khi sốt bạn vẫn có thể ăn lựu được, nhưng ở mức vừa phải.