Cây tía tô là cây gì?

Tùy vào vùng miền mà cây tía tô còn có nhiều tên gọi khác như  cây tử tô, tô ngạnh và tô diệp. Tên khoa học là Perilla frutescens thuộc họ hoa môi Labiatae.

Tía tô được biết đến với công dụng là một loại rau gia vị phổ biến đối với người dân Việt. Loại rau này có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Cây thường mọc quanh năm và dễ trồng. Có thể bắt gặp ở bất cứ đâu và có thể bắt gặp ngay trong vườn. Đa số thường được trồng nhiều ở vùng nông thôn. Có thể trồng bằng hạt và sau khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch lá để sử dụng được.

Cây tía tô không chỉ có công dụng làm gia vị trong các món ăn mà còn là vị thuốc phòng và chữa bệnh hiệu quả

Lá được dùng để nấu chín làm gia vị cho món ăn hoặc được dùng để ăn sống. Ngoài ra, đây còn là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền.

Đặc điểm của cây tía tô

Mô tả cây tía tô:

Chiều cao trung bình từ 0,5 – 1m, thân thẳng đứng và có nhiều lông mềm ngắn nhỏ mọc xung quanh. Lá tía tô mọc đối xứng, có 2 màu chính đó là màu xanh tím hoặc màu tím.

Lá có hình quả trứng đầu nhọn, rìa cạnh lá kéo dài từ cuống lá tới đầu là có răng cưa lớn. Độ dài của phần phiến lá khoảng 4cm – 12cm và rộng khoảng từ 2.5cm đến 10cm. 

Hoa mọc thành chùm, dài khoảng 6cm- 20cm. Quả có đường kính rất nhỏ khoảng 1mm và hình cầu có màu nâu.

Cách trồng cây tía tô bằng hạt: dùng hạt giống để gieo vào tháng 1-2 dương lịch. Có thể thu hoạch sau 40 ngày. Tiếp tục chăm bón cho cây đến 15-20 ngày sau là thu hoạch được.

Cây tía tô chữa bệnh gì?

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thành phần hóa học của cây tía tô có chứa khoảng 40% hàm lượng dầu, đa số là các axit béo chưa bão hòa và chủ yếu là axit alpha-linoleic. Khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất.

Trong chiết xuất lá tía tô có chứa chất chống oxi hóa và chống dị ứng, chống viêm, trầm cảm, chống lại các khối u và không gây ra các dị ứng nào.

 Các bộ phận ở trên cây  từ rễ cây tía tô đến lá cây đều có thể sử dụng để chữa bệnh

 

Theo Đông y, cây tía tô có vị cay, tính ấm. Các bộ phận ở trên cây  từ rễ cây tía tô đến lá cây đều có thể sử dụng để chữa bệnh. Lá được dùng để chữa cảm mạo, sốt, ho, giúp mồ hôi ra nhiều và dễ tiêu hóa. Dùng cành cây tía tô giúp an thai. Lá cây tía tô non làm gia vị.  Quả có thể được dùng trong việc chữa ho, trừ đờm, hen suyễn.

Để chữa bệnh hay thở suyễn, đuối hơi ở người lớn, có thể dùng 1 lạng hạt cây tía tô, sao qua tán bột rồi đổ vào 2 bát nước. Khuấy thật đều tay, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói.

Nếu trẻ em bị thở gấp, tím tái mặt mũi. Có thể dùng 20g hạt cây tía tô tán bột rồi đun với nước sôi, lọc bỏ bã và uống khi còn ấm. Hoặc dùng bột này hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm hay hòa vào cháo cho trẻ ăn.

Cây tía tô có công dụng gì?

Có thể tham khảo một số công dụng của lá tía tô trong việc chữa các chứng bệnh thường gặp.

- Giải cảm bằng lá tía tô

Có 2 cách để giải cảm bằng lá tía tô như sau:

- Xông: bạn chỉ cần chuẩn bị lá tía tia với một ít lá sả và lá hương nhu đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Sau khi các nguyên liệu được làm sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi nào sôi thì tắt bếp. Khi xông thì trùm chăn kín và từ từ mở vung để cho hơi trong nồi thoát ra dao cng vừa ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.

Dùng lá tía tô làm gia vị cho món cháo: nguyên liệu cần chuẩn bị là thịt nạc xay, lá tía tô và gạo. Trước tiên, lá tía tô bạn đem thái chỉ. Sau đó bạn nấu cháo thịt xay như bình thường. Khi ăn, bạn trộn thêm lá tía tô non thái chỉ vào ăn cùng.

Giải cảm bằng cách dùng lá tía tô làm gia vị cho món cháo

- Trị viêm khớp dạng thấp

Giảm bệnh viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa ung thư là 2 hiệu quả chữa bệnh của lá tía tô. Để phát huy cao hiệu quả này, bạn cần biết cách dùng cây tía tô đúng. 

- Giảm đau dạ dày

Trong lá tía tô có chứa nhiều thành phần hóa học giúp cải thiện chứng đầy hơi, bụng sôi và đầy bụng. Dùng lá tía tô đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm đi sự khó chịu của dạ dày và ở ruột.

- Ngăn ngừa bệnh tim 

Để ngăn ngừa những chứng bệnh về tim như bệnh mạch vành và huyết khối, bạn có thể thường xuyên dùng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô.

- Cây tía tô chữa bệnh gút

Để chữa bệnh gút hiệu quả, bạn có thể kết hợp điều trị với bổ sung  tía tô vào bữa ăn, so với nấu chín thì việc ăn như rau sống tốt hơn. Để chặn cơn đau khi xương khớp có dấu hiệu sưng tấy, bạn có thể nhai lá tía tô và nuốt. 

Cây tía tô chữa bệnh gút

Nếu bệnh gút tái phát, bạn có thể rửa sạch 6-12g lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống. Khoảng 30 phút sau, cơn đau sẽ thuyên giảm ít nhiều. Lưu ý tránh sắc nước lâu quá 15 phút vì sẽ khiến tinh dầu trong lá bị mất đau. 

- Chống viêm và dị ứng

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có công hiệu chống viêm và dị ứng rất hiệu quả. Trong loại lá này có chứa thành phần giúp ức chế đi sự kích thích histamin ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da.

- Tốt cho sức khỏe bà bầu

Lá tía tô cực kỳ hữu ích đối với bà bầu trong việc điều trị các chứng bệnh như làm giảm đi tình trạng sưng phù ở chân, giảm đi cảm giác ốm nghén và khó chịu ở bà bầu. Lá tía tô còn chữa các bệnh như cảm lạnh và giải cảm cho các bà bầu cực kỳ hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang bầu, các bà mẹ có thể áp dụng cách làm đẹp từ cây tía tô để sở hữu một làn da mịn màng.

Rửa sạch lá tía tô, để ráo rồi cho vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt

Cách làm: Rửa sạch lá tía tô, để ráo rồi cho vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt. Sau đó, lấy tăm bông thấm nước lá tía tô và thoa đều lên vùng da bị mụn đã được rửa sạch.  Thư giãn khoảng 20 – 30 phút để tinh chất lá tía tô thấm sâu và da. Cuối cùng, bạn rửa da mặt lại thật sạch với nước ấm. 

Hoặc bạn cũng có thể vò nát lá tía tô, pha với nước để rửa mặt hoặc tắm. Với cách này sẽ giúp trị mụn và giúp da săn chắc, đẹp hơn. 

- Cây tía tô làm trắng da

Bên cạnh công dụng chữa bệnh hiệu quả, ít ai biết được tác dụng của cây tía tô với làm đẹp. Trong lá tía tô có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp da trắng hồng tự nhiên. Bên cạnh đó, giúp loại bỏ được những tế bào chết ở trên ra một cách cực kỳ hiệu quả. 

Để dưỡng trắng da với lá tía tô, bạn có thể áp dụng 2 cách thông dụng sau đây:

Cách 1: Uống lá tía tô

Rửa sạch lá tía tô, sau đó đem phơi khô và dùng để pha trà uống mỗi ngày. Với cách này, làn da sẽ được tăng cường độ ẩm, chống lão hóa và những vết chai sần trên da cũng mờ đi hẳn.

Lưu ý: uống thành từng ngụm để các dưỡng chất ngấm dần, da khỏe, tăng độ trắng sáng.

Cách 2: Tắm trắng bằng cây tía tô

Cách làm: Thái nhỏ cành và lá tía tô tươi, sau đó đem  rửa sạch. Ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Lấy nước tía tô đem hòa cùng với nước lạnh cho đủ ấm và dùng  tắm khoảng 4 lần/tuần. Kiên trì sử dụng đều đặn để giúp làn da được cải thiện, làm trắng da.

Tắm trắng bằng cây tía tô

- Giảm cân bằng lá tía tô

Dùng nước ép lá tía tô là cách giảm cân rất hữu hiệu và được nhiều người áp dụng thành công. Để khắc phục tình trạng dị ứng và nổi mật ngứa, bạn có thể dùng bã lá tía tô hoặc lá tươi xoa lên đầu.

Những tác hại khi dùng lá tía tô không đúng cách

Tuy rằng lá tía tô có nhiều công dụng tốt nhưng nếu không biết cách sử dụng đúng sẽ có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu. 

Cần cẩn trọng nếu muốn dùng lâu dài với những trường hợp sau:

Cần cẩn trọng nếu muốn dùng cây tía tô lâu dài

- Người bị cảm nóng, vã mồ hôi thì cần thật cẩn trọng trong quá trình sử dụng.

- Những trường hợp có tiền sử bị dị ứng cũng cần phải cẩn thận khi sử dụng.

- Trong thai kỳ, bà bầu không nên sử dụng lá tía tô liên tục, kéo dài với số lượng lớn vì có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi.

- Người có tiền sử dị ứng, hay dị ứng cần thận trọng trước khi sử dụng.

Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về công dụng của cây tía tô mang đến cho chúng ta.