'Kẻ thù' của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiều đường là hạn chế chất bột đường (hay glucid) để tránh tăng chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, trên mâm cơm ngày Tết, chất bột đường lại xuất hiện trong hầu hết món ăn.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần tránh ăn hoặc hạn chế nạp các thực phẩm gây tăng đường huyết và có hại cho sức khỏe như:
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế như cơm tẻ, bánh chưng, xôi...
- Thực phẩm nhiều đường bổ sung: bánh ngọt, kẹo ngọt, trái cây sấy khô, mứt trái cây, nước ngọt có gas, nước trái cây đóng chai.
- Thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa như da gà, thịt mỡ, các món xào rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.
- Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt hun khói, thịt muối, dưa hành muối…
- Đồ uống có cồn như rượu, bia
Để tránh nguy cơ tăng đường huyết, bảo vệ sức khỏe tốt hơn, bác sĩ Trương Hồng Sơn cũng nhấn mạnh người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát đường huyết bằng cách tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn: Bạn chỉ lấy mỗi món một phần nhỏ. Người bệnh tăng đường huyết sẽ duy trì được tổng lượng thực phẩm nạp vào mỗi bữa ăn không quá nhiều.
- Ăn uống vào thời gian cố định như ngày thường: Trong ngày Tết, người dân thường phải tiếp khách và thời gian các bữa sẽ không cố định. Tuy nhiên, người bệnh tăng đường huyết cần cố gắng không ăn uống vào những giờ khác, chỉ ăn vào các bữa chính, trong thời gian cố định như ngày thường.
- Ăn chậm rãi: Việc ăn chậm sẽ khiến nước bọt tiết ra nhiều enzyme giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời chỉ số đường huyết không tăng quá nhanh.
- Chế biến món ăn phù hợp: Người bệnh tiểu đường nên ăn các món luộc, hấp, nướng, hạn chế món xào rán nhiều dầu mỡ. Hạn chế thêm muối và đường khi chế biến món ăn.
- Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Người bệnh nên chọn ngũ cốc nguyên cám thay cho các loại tinh bột tinh chế như cơm tẻ, xôi, bánh chưng. Hãy lựa chọn thịt nạc thay cho thịt mỡ, tăng lượng rau xanh trong bữa ăn. Chất xơ trong ngũ cốc nguyên cám và rau xanh giúp người bệnh no lâu và ít tăng chỉ số đường huyết.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn và phù hợp sẽ giúp cơ thể tăng trao đổi chất, cải thiện đáp ứng với insulin của cơ thể, kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, người bệnh vào ngày Tết vẫn nên duy trì tập thể dục hàng ngày.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Đo chỉ số đường huyết 2 lần mỗi ngày vào trước các bữa ăn sáng và tối để kịp thời phát hiện và điều chỉnh dấu hiệu tăng đường huyết.
5 thực phẩm xanh đốt mỡ thần tốc, chẳng lo bụng mỡ eo to, ăn nhiều da đẹp nhân đôi
Ẩm thực luôn có hương vị độc đáo. Sự kết hợp đa dạng của các loại gia vị và topping...
Giảm chứng đầy hơi khó tiêu trong tích tắc với 7 mẹo giúp đường ruột hanh thông, dạ dày thêm...
Chướng bụng đầy hơi có thể khiến bạn gặp khó chịu và muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề này,...
Thường xuyên chảy nước dãi khi ngủ: Coi chừng đột quỵ
Ai cũng biết trẻ nhỏ khi ngủ thường chảy dãi, trong mắt cha mẹ, đây là dấu hiệu trẻ ngủ...
Xuất hiện dấu hiệu này trên bàn tay chứng tỏ bệnh gan đang rình rập, theo dõi kĩ để phòng...
Theo các chuyên gia, một số dấu hiệu trong lòng bàn tay, móng tay hay đầu ngón tay có thể...