Kê nội kim là gì?

Kê nội kim hay còn gọi là kê hoàng bì, kê chuẩn bì, tên khoa học là Corium Stomachichum Galli. Thực chất, kê hoàng bì là lớp màu vàng bên trong mề dạ dày của con gà. Kê hoàng bì tốt phải lấy từ màng của loài gà ác Gallus domesticus Brisson hoặc phải gà ta, gà rừng không dùng gà công nghiệp.

Giống gà ác cho kê nội kim loại tốt nhất - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, khi làm gà, người ta thường bóc bỏ lớp màng này và không sử dụng. Điều này là rất lãng phí bởi đây là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người.

Đặc điểm của kê nội kim

Theo kinh nghiệm dân gian, kê nội kim loại tốt sẽ có màu vàng nâu. Trên bề mặt màng có nhiều vết nhăn, chất giòn và dễ vỡ vụn. Thông thường, chỉ có những con gà già mới có lớp màng dày và bóng.

Trong cuốn sách dược liệu "Y học trung trung sâm tây lục" (医学衷中参西录) ghi rằng, màng mề gà là lớp màng nằm trong dạ dày, chứa các chất sứ thạch, đồng, sắt… có thể tiêu hóa, nó là vị thuốc rất tốt".

Mề gà trước khi chế biến - Ảnh minh họa: Internet

Chúng ta đều biết, gà không có răng, tất cả thức ăn khi gà nuốt chửng và muốn tiêu hóa được đều dựa vào "tài năng và sức khỏe" của màng mề gà.

Màng mề gà có sức mạnh và độ bền đến nỗi nó có thể "chống cự" một cách an toàn khi tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có nhiều đá sỏi, vật cứng mà gà ăn hàng ngày.

Khả năng đặc biệt này của màng mề gà giúp loài gia cầm này không bao giờ bị bệnh sỏi tì vị hay gan mật mặc dù thức ăn gà "mổ rồi nuốt" vào không phải lúc nào cũng an toàn.

Từ đặc điểm vừa nêu, từ xa xưa các chuyên gia Đông y đã nghiên cứu và áp dụng vào việc chữa bệnh khá phổ biến và hiệu quả.

Kê nội kim màu vàng nâu cho hiệu quả tốt - Ảnh minh họa: Internet

Thành phần hóa học của kê nội kim bao gồm entriculin, keratin, pepsin (lượng rất nhỏ), 17 loại aminoacid, ammonium chloratum, vitamin B1, B2.

Cách chế biến kê nội kim làm dược liệu

Theo kinh nghiệm dân gian màng mề gà sau khi mổ không cần rửa mà chỉ cần gạt sạch thức ăn rồi đem phơi khô làm thuốc mới giữ được dược tính.

Để bảo đảm vệ sinh, sau khi lột được màng mề gà chúng ta đem rửa qua nước sạch, rồi đem phơi thật khô để dùng dần làm thuốc.

Kê nội kim sau khi được chế biến - Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của kê nội kim

Theo dân gian, kê nội kim giúp mạnh tỳ, tiêu tích trệ thường dùng làm thuốc điều trị bệnh đường ruột, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng mãn tính. Sau đây là một số tác dụng chính:

+ Tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị viêm đại tràng

+ Tiêu tích trệ, điều trị chứng ăn uống không tiêu

+ Điều trị bệnh tiểu ra máu

+ Điều trị viêm amidan (Theo bản thảo cương mục)

+ Điều trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

+ Điều trị mụn nhọt (dùng để bôi)

Kê nội kim khi được sử dụng hiệu quả còn quý hơn đông trùng hạ thảo - Ảnh minh họa: Internet

 Theo y học hiện đại: Thuốc có tác dụng trợ tiêu hóa, biểu hiện dịch vị tăng, độ acid tăng, vận động bao tử tăng (thời gian kéo dài, sóng nhu động cao, tốc độ tống thức ăn nhanh hơn). Khả năng tiêu hóa tăng chậm nhưng kéo dài. Tác dụng của thuốc là do vị kích tố tăng tiết dịch vị hoặc do thuốc thông qua yếu tố thể dịch làm hưng phấn thần kinh cơ của của thành dạ dày.

Thuốc có tác dụng gia tăng bài tiết chất phóng xạ do thuốc có thành phần ammonium chloratum có tác dụng này. Khi tỳ yếu nhưng không bị tích thì không nên dùng kê nội kim.

Cách bào chế kê nội kim

Theo kinh nghiệm dân gian nước ta:

+ Mề gà mổ ra gạt hết chất bẩn, rửa qua nhanh tay, bóc lấy màng, phơi khô.

+ Khi dùng mới rửa, phơi khô, sao với cát phồng lên là được.

Kê nội kim của gà ta sau khi được tán bột, rây mịn - Ảnh minh họa: Internet

Theo Trung y:

+ Bóc mề gà, rửa sạch phân gà và sỏi sạn ở trong, phơi khô dùng sống hoặc sao với cát cho phồng lên là được. Có thể đốt tồn tính.

+ Tán bột, rây qua cho vào nước đãi, rửa phơi khô.

 Bảo quản: Kê nội kim dễ bị mọt và giòn, vụn nát, để nơi khô ráo, kín, tránh đè nặng làm vỡ nát.

Kê nội kim chữa sỏi mật

Màng mề gà khi đi qua bàng quang có thể giúp loại bỏ vật cứng và làm tiêu sỏi. Trong sách "Y lâm tập yếu" (医林集要) ghi rằng màng mề gà có tác dụng điều trị bệnh tiểu lắt nhắt, tiểu không hết, gan mật có sỏi.

Cách sử dụng: Chế biến màng mề gà cùng với kim tiền thảo, sắc uống như bình thường.

Kê nội kim chữa dạ dày lạnh ướt, suy nhược

Kê nội kim là vị thuốc có tính bình (cân bằng) có tác dụng làm chuyển hóa linh hoạt công năng của lá lách, giúp dạ dày khỏe mạnh, giải quyết tình trạng tì vị lạnh hàn, suy nhược.

Kê nội kim khi được phơi giòn - Ảnh minh họa: Internet

Cách sử dụng: Trong cuốn "Y học trung trung sâm tây lục" hướng dẫn rằng, dùng các nguyên liệu gồm: Bạch truật (白术 Atractylodes macrocephala) 200g, gừng khô (干姜)100g, màng mề gà 100g, thịt táo tàu nấu chín 250g.

Tất cả nấu chín kỹ, làm nhuyễn rồi trộn thành hỗn hợp cho thật đều, vắt nặn thành miếng mỏng như bánh, sao sấy khô trên than hoa. Khi bụng đói có thể làm thành món ăn vặt giúp điều trị bệnh tì vị hàn lạnh vô cùng hiệu quả.

Kê nội kim chữa bệnh chán ăn, khó tiêu, suy dinh dưỡng

Do tác dụng đặc biệt của màng mề gà với sức khỏe của tì vị nên người xưa đã dùng nó để chữa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Các chuyên gia Đông y sẽ hướng dẫn bệnh nhân nấu màng mề gà cùng với gạo, khoai môn, sữa, thịt để điều trị các rối loạn chức năng tiêu hóa.

Kệ nội kim nấu cùng các vị thuốc khác điều trị rối loạn tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Cách sử dụng: Kết hợp màng mề gà với táo gai (山楂) , mạch nha (麦芽), có thể nâng cao vai trò thúc đẩy tiêu hóa trong điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa nặng.

Màng mề gà kết hợp với bạch truật (白术), khoai mỡ (山药) , sử quân tử (使君子 Combretum indicum) có thể chữa bệnh cho trẻ em bị suy dinh dưỡng, tì vị hư nhược.

Kê nội kim điều trị buồn nôn, trào ngược dạ dày

Trong sách "Thiên kim phương" (千金方) ghi chép rằng, người nào sau khi ăn bữa tối dễ bị lợm giọng, buồn nôn, ợ hơi, trào ngược dạ dày thì nên ăn màng mề gà.

Trị miệng lở loét, amidan viêm, lợi răng viêm

Kê nội kim, đốt tồn tính. Tán nhuyễn, thổi vào nơi bị loét hoặc bôi vào, có thể trộn với dầu Mù u bôi vào vết thương (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Món ăn chế biến cùng kê nội kim

Màng mề gà hấp trứng

Thành phần: 2 quả trứng, 6 hạt (trái) kỷ tử 6, muối vừa ăn, 1 muỗng cà phê màng mề gà nghiền nát, 150ml nước lộc.

Cách thực hiện:

Đánh đều trứng với 1 chút muối và bột màng mề gà. Thêm 1 chút nước sôi nguôi tiếp tục khuấy đều (tăng độ xốp mềm của món ăn).

Cho vào nồi hấp khoảng 18 phút, đến khi gần chín thì cho hạt kỷ tử vào rồi tắt bếp. Sau đó múc ra ăn nóng ấm.

Kê nội kim hấp trứng  - Ảnh minh họa: Internet

Cháo màng mề gà

Món ăn này giúp cải thiện tiêu hóa, giúp thèm ăn

Thành phần: 500g sườn (xương) lợn, màng mề gà 3g, cà rốt 200g, 150g gạo, dầu, muối, hành lá, gừng.

Cách thực hiện:

- Gừng thái lát, xương sườn làm sạch, cà rốt cắt thành miếng, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu. Ninh nhỏ lửa khoảng 1,5 giờ, vớt bỏ xương và màng mề gà ra.

- Tiếp tục cho vào nồi, thêm chút nước nấu với gạo. Ninh nhỏ lửa đến khi gạo chín mềm thành cháo, thêm gia vị, hành hoa để ăn lúc nóng ấm.

Cháo màng mề  gà tốt cho trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

2 bài thuốc chữa sỏi thận bằng mề gà

Bên cạnh là một bài thuốc hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa thức ăn nhanh. Màng mề gà còn là một bài thuốc trong Đông Y với cái tên kê nội kim có công dụng chữa sỏi thận rất hiệu quả.

Theo tương truyền trong dân gian, bài thuốc chữa sỏi thận có thành phần chính là kê nội kim, có công dụng loại bỏ các tinh thể sỏi mới kết tinh có kích thước nhỏ, cấu trúc đơn giản mà việc bài tiết không thể loại bỏ ra khỏi cơ thể, giảm tình trạng gan mật có sỏi. 

Bài thuốc 1: Sử dụng 12g màng mề gà khô, 63g bột lục nhất tán, nghiền hỗn hợp trên thành bột mịn. Mỗi lần uống thì pha từ 4-8g hỗn hợp trên với 1 ít nước, mỗi ngày uống 2 lần, tốt nhất là sáng và tối, nên uống trước bữa ăn. Bài thuốc này chuyên điều trị sỏi bàng quang.

Bài thuốc 2: màng mề gà 16g, kim tiền thảo 20g, uất kim 12g, hồ tào 20g, hải kim sa 20g. Cho vào 1 chén nước sắc còn nửa chén. Uống ngày 2 lần điều trị sỏi mật, sỏi thận vô cùng tốt.