Điện thoại trong túi quần bất ngờ phát nổ, 1 thầy giáo bị bỏng nặng
Theo VTC News dẫn nguồn từ Sohu, 1 thầy giáo Trần ở Quý Châu, Trung Quốc bị trượt chân ở cầu thang, điện thoại trong túi quần đập xuống sàn và phát nổ, khiến anh bỏng nặng.
Anh Trần - giáo viên thể dục ở thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc hiện đang nằm điều trị tại khoa Phẫu thuật Bỏng và Thẩm mỹ, Bệnh viện Quý Cảng, cho biết cơn đau đã giảm đi đôi chút, nhưng nghĩ đến những gì xảy ra hai ngày trước đó, anh vẫn còn sợ hãi và hối hận.
Theo truyền thông địa phương, hôm đó, giáo viên họ Trần đang đi lên cầu thang trong trường thì bị trượt ngã do mặt sàn quá trơn. Khi mép túi quần - nơi để điện thoại di động - đập xuống mặt đất, chiếc điện thoại di động phát nổ.
Thầy giáo Trần kể lại: “Ngay sau khi điện thoại nổ, tôi vô thức đưa tay lấy điện thoại thì bị bỏng. Tôi nhanh chóng tháo quần dài và điện thoại rơi ra ngoài. May mắn thay, tôi chỉ bị thương ở tay và đùi. Lúc đó tôi cảm thấy vô cùng đau đớn".
Bác sĩ điều trị cho anh Trần ở khoa Phẫu thuật Bỏng và Thẩm mỹ, Bệnh viện Quý Cảng, cho biết vùng da đùi ngoài của bệnh nhân và cả 5 ngón trên bàn tay phải của anh bị tổn thương nghiêm trọng do bỏng, may là các dây thần kinh sâu và mô gân không bị thương.
Nên làm gì để tránh điện thoại cháy nổ?
Nên tránh vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại. Ngoài ra, cần phải kiểm tra pin để phát hiện các bộ phận bị lỗi, đặc biệt pin bán trôi nổi giá rẻ không đảm bảo chất lượng - có thể khiến điện thoại quá nóng.
Có một số điều cần chú ý để tránh điện thoại cháy nổ, bao gồm:
Tránh nhiệt độ quá lạnh, quá nóng
Thường xuyên để pin tiếp xúc với các điều kiện khắc nghiệt có thể làm hỏng các bộ phận bên trong và gây hư hỏng. Vì vậy nên tránh để điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp hoặc trên bộ tản nhiệt nóng trên ô tô trong thời gian dài, đặc biệt là khi sạc. Cũng nên tránh để điện thoại trong môi trường nhiệt độ lạnh cóng như trong tủ đông.
Không phủ vật khác lên điện thoại khi đang sạc
Che phủ lên điện thoại trong khi sạc, đặc biệt là khi sạc trên giường rồi ngủ quên nằm đè lên, phủ mền lên có thể khiến điện thoại trở nên quá nóng. Nó có thể bốc cháy. Tốt nhất là đặt điện thoại trên bàn để sạc, tránh những mớ lộn xộn có thể ủ nhiệt.
Chăm sóc pin tốt
Nên thường xuyên sạc điện thoại trong khoảng 30 - 80% pin và tránh sạc nhanh qua đêm.
Sử dụng đúng bộ sạc
Điện thoại cần có điện áp và dòng điện tối ưu để sạc đúng cách, vì vậy nên sử dụng bộ sạc đi kèm hoặc mua trực tiếp từ nhà sản xuất điện thoại.
Bộ sạc giá rẻ có thể làm hỏng pin.
Chăm sóc dây sạc
Dây sạc và cả phích cắm bị hỏng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sạc, thậm chí gây ra nguy cơ chập điện và bốc cháy.
Tránh quấn dây quá chặt và nhớ rút bộ sạc khỏi phích cắm thay vì giật mạnh. Nếu bộ sạc bị sờn hoặc có vẻ như bị chảy, nên mua dây cáp mới.
Nguồn: Thanh Niên
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...