Hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi trẻ ăn vào là bị nôn
Nội dung bài viết:
Phân biệt các triệu chứng trẻ bị nôn
Nôn triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy trào ngược lên thực quản sau đó trớ ra bằng miệng. Trẻ ăn vào là bị nôn có thể là lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên đôi khi nó cũng là biểu hiện của các bệnh lý khác như bệnh hô hấp hay bệnh về đường tiêu hoá...
Với trẻ sơ sinh hiện tượng nôn trớ thường xảy ra ở những tháng đầu đời, khi bé vừa ăn xong hoặc bé vặn mình. Bé sẽ trớ ra sữa vón cục và điều này khiến bé sợ và khóc nhiều hơn. Nguyên nhân là do dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên bé hay bị nôn. Để khắc phục tình trạng này cha mẹ cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi bữa chỉ ăn 30 - 40 ml sữa, cách 1 giờ sau mới cho bú trở lại. Nếu như bé vẫn khoẻ mạnh và tăng cân đều thì bố mẹ không cần phải lo lắng về hiện tượng này.
Trẻ ăn vào là bị nôn sẽ giảm dần khi trẻ được 6 đến 12 tháng tuổi, đối với trẻ 7 tháng ăn hay bị nôn có thể do trẻ chưa thích nghi được với mùi vị thức ăn khi mới bắt đầu ăn dặm.
Với các trẻ lớn hơn, nôn có thể là dấu hiệu bệnh lý bất thường, cha mẹ cần phải theo dõi các dấu hiệu kèm theo để phân biệt nguyên nhân gây bệnh.
Một số nguyên nhân làm trẻ nôn nhiều như:
Trẻ bị nôn do thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột chuyển đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, hoặc mưa dài ngày, có gió lạnh khiến trẻ dễ bị cảm lạnh.
Trẻ bị nôn do cảm lạnh có những biểu hiện sau: trẻ bị nôn không sốt, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc, sổ mũi kèm hắt hơi, ho liên tục.
Nếu điều trị đúng cách trẻ bị cảm lạnh sẽ khỏi bệnh trong vòng từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn vào là bị nôn nhiều lần trong ngày sẽ khiến bệnh tình nặng hơn và lâu khỏi.
Trẻ ăn vào là bị nôn do nhiễm trùng đường ruột
Bệnh này thường do virus, vi trùng hoặc ký sinh trùng gây ra. Khi bị nhiễm trùng dạ dày ruột, trẻ ăn vào là bị nôn và tiêu chảy, kèm theo sốt và đau bụng.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng thức ăn có thể khiến dạ dày bị kích thích, do đó trẻ sẽ bị nôn ói trong vài giờ. Những loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ có thể kể đến là: nghêu, sò, ốc, lúa mì, cá biển…
Dị dạng đường tiêu hoá
Các dị dạng đường tiêu hóa như teo hẹp thực quản, hẹp tá tràng, ruột non, phình đại tràng bẩm sinh và phì đại cơ môn ở phần cuối dạ dày cũng thường xuyên khiến bé ăn cháo hay bị nôn. Lúc này, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị.
Các vấn đề về thần kinh
Khi trẻ bị chấn thương não hoặc có các khối u trong não cũng gây ra tình trạng ăn vào là bị nôn. Vì vậy, mẹ không nên chủ quan khi thấy con nôn ói.
Tóm lại, nếu con bạn có những dấu hiệu sau thì mẹ nên cho con đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời:
- Bé ói và có dấu hiệu mất nước, bao gồm miệng khô, khóc không ra nước mắt, bé ít đi tiểu hơn bình thường.
- Trẻ bị sốt ăn vào là nôn, sốt trên 38,5 độ C.
- Nôn ói kèm máu và mật xanh
- Trẻ bị nôn liên tục trong thời gian dài, kéo dài 24 tiếng.
- Nôn liên tục kèm tiêu chảy có thể là do nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thực phẩm…
Xử lý tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn
Trường hợp trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài thì cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy thực hiện các biện pháp dưới đây để hạn chế tình trạng nôn ói, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Nếu được hãy cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp thay vì bú bình hoặc bú sữa công thức.
Tránh cho bé bú một lượng sữa quá nhiều trong một lần, hãy cho trẻ bú với lượng nhỏ và thường xuyên.
Cho trẻ ợ hơi sau khi bú sẽ giảm đáng kể tình trạng nôn trớ. Cách vỗ ợ hơi cho trẻ như sau: Mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên vai, bế vác bé, để đầu bé dựa vào vai mẹ. Một tay mẹ bế bé, một tay mẹ xoa vùng lưng bé theo hình tròn hoặc chụm bàn tay lại vỗ lưng theo hướng từ dưới lên để bé ợ hơi.Thông thường sau 10 – 15 phút vỗ ợ hơi trẻ sẽ phát ra tiếng ợ, dễ chịu và tiếp tục chơi đùa.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi
Với những trẻ ở giai đoạn này đang bắt đầu ăn dặm nên mẹ cần có chế độ ăn hợp lý, cho ăn từng loại thức ăn một để trẻ thích nghi, ăn từ ít tới nhiều, từ lỏng tới đặc, chia làm nhiều bữa trong ngày.
Mẹ có thể bổ sung thêm các món ăn nhẹ như chuối, ngũ cốc, sữa chua vào thực đơn để giúp con cải thiện sức khoẻ hệ tiêu hoá.
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và các vật dụng liên quan, hạn chế ăn thức ăn đường phố.
Hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều dầu, đồ ngọt vì khó tiêu hoá sẽ làm bé thêm khó chịu
Khi trẻ ăn vào là bị nôn, cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi đầy đủ. Lúc này dạ dày và ruột sẽ ít bị kích thích khiến bé ít nôn hơn, bé sẽ nhanh chóng khoẻ lại.
Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc chống nôn nếu như chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bé trên 2 tuổi, mẹ có thể pha nước gừng ấm và cho con uống từng chút một. Gừng có tác dụng lên dạ dày, đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn.
Khi trẻ nôn nhiều cha mẹ nên cho bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm.
Khi bé nôn trớ, cơ thể bé sẽ mất một số lượng chất lỏng nhất định. Vì thế, điều quan trọng là phải bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất này để cơ thể bé không bị mất nước, bằng dung dịch oresol, nước đun sôi để nguội hay nước trái cây.
Thực tế là rất nhiều bé khi uống oresol hay nước lọc vào càng nôn ói nhiều hơn nữa, có bé cũng không chịu uống nước hoa quả. Khi đó có thể cho bé uống nước đường nhạt, vừa giúp bé bù nước lại giúp con giảm mệt mỏi và nhanh lại sức, các bé sẽ dễ uống hơn và giảm nôn trớ rất nhanh.
Nếu bé đã ngừng nôn sau 6 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường nhưng vẫn nên cho ăn ít hơn so với bình thường, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn, vẫn cho bé uống nhiều nước. Nên cho bé ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hoá như cháo, súp...
Rửa tay, vệ sinh tai - mũi - họng cho trẻ hằng ngày để tránh các bệnh lây nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp.
Khi trẻ ăn vào là bị nôn ói, cha mẹ không nên quá sốt ruột, hãy bình tĩnh và quan sát các dấu hiệu đi kèm như sốt, tiêu chảy, ho hay sổ mũi, phát ban... để tìm được hướng xử lý kịp thời nhất.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...