Hội chứng sau cắt túi mật có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Hội chứng sau cắt bỏ túi mật là gì?
Hội chứng sau cắt bỏ túi mật là những biểu hiện xảy ra ngay sau khi người bệnh tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc xuất hiện vài năm sau đó. Thông thường người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như viêm dạ dày, sốt, tiêu chảy, vàng da, buồn nôn, đầy hơi,…
Trên thực tế, hội chứng này không kéo dài quá lâu, nó có thể giảm dần và tự biến mất. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nặng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt để chẩn đoán chính xác nhất cần áp dụng công nghệ nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
Nguyên nhân gây hội chứng sau cắt bỏ túi mật
Hội chứng sau cắt bỏ túi mật xuất phát từ một trong số những nguyên nhân sau đây:
- Tổn thương đường mật sau ca phẫu thuật
- Hẹp lòng ống mật
- Rò rỉ dịch mật sau phẫu thuật
- Nhiễm trùng đường mật ngay vết mổ hoặc ổ bụng
- Quá trình lưu thông dịch mật xuống đường tiêu hóa sau khi cắt bỏ túi mật bị tắc nghẽn
- Sót sỏi trong đường ống mật hoặc ống tụy
- Rối loạn hoạt động cơ vòng Oddi
- Khối u đường mật trong gan
- Viêm dạ dày hay do dạ dày trào ngược, thực quản
- Mắc hội chứng ruột kích thích
- Cơ thể bị căng thẳng hay stress
Biến chứng sau mổ cắt túi mật
Tiêu chảy tạm thời
Hội chứng sau cắt túi mật gây ra nhiều biến chứng, dễ nhận biết nhất đó là ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa, cụ thể:
Đầy bụng và khó tiêu do thiếu dịch mật. Đặc biệt một số người còn mắc chứng tiêu chảy tạm thời bởi mật được tiết ra từ tế bào gan và chảy xuống ống mật chủ. Sau đó tiếp tục đi vào ruột non kể cả khi không có thức ăn. Từ đó dẫn đến hiện tượng tiêu chảy trong vài ngày sau phẫu thuật.
Tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và tự khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu kéo dài hơn 3 ngày người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị dứt điểm.
Tiêu chảy mạn tính
Các chuyên gia cho rằng có khoảng 17% người bệnh sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật mắc chứng tiêu chảy dài ngày. Đặc biệt xuất hiện nhiều nhất ở nam giới và người béo phì. Triệu chứng chủ yếu là đi ngoài nhiều lần trong ngày và phân lỏng.
Do đó, để khắc phục tình trạng này người bệnh cần tập thói quen ăn uống theo chế độ ít chất béo hoặc sử dụng thêm các thuốc hạn chế acid mật dư thừa.
Táo bón
Triệu chứng này do tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau sử dụng trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa và giảm nhanh tình trạng táo bón bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau xanh,…
Sỏi trong ống mật
Việc cắt bỏ ống mật không thể loại bỏ hết sỏi đường mật trong ruột. Vì thế, người bệnh vẫn mắc một trong số các triệu chứng như đau đớn, sốt, buồn nôn, đầy hơi, vàng da,… sau phẫu thuật.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật nội soi
Chăm sóc sau mổ cắt túi mật đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Trong thời gian nằm viện
Trong khoảng thời gian nằm viện, bắt buộc người bệnh cần tuân thủ đúng theo chế độ ăn uống kết hợp dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ và lưu ý một số điều sau:
Sau phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh có thể bị mất nước và mệt mỏi dẫn đến việc làm chậm quá trình hồi phục, vì thế uống một chút nước sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Sau khi tỉnh dậy, người bệnh nên tập hít thở sâu 10 lần/giờ và áp dụng 2 lần/ngày để phòng ngừa các vấn đề về phổi.
Đặt một chiếc gối mỏng ở vị trí vết mổ để giảm bớt áp lực, giảm đau khi ho hoặc hắt hơi.
Rời giường ngay khi tình trạng sức khỏe đã ổn định. Vào thời gian đầu sau mổ nên đi lại nhẹ nhàng và tăng cường độ vận động để máu lưu thông tốt hơn nhằm phòng tránh nguy cơ mắc chứng táo bón, liệt ruột.
Thời gian đầu sau phẫu thuật nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, tránh thức ăn chiên xào, rán nhiều dầu mỡ để không làm tăng gánh nặng lên hệ thống gan mật. Chẳng hạn như món cháo, súp, rau luộc, hoa quả tươi,...
Giữ cho vết mổ khô và sạch trong ngày đầu tiên sau mổ. Khi được tắm, người bệnh chú ý chạm nhẹ vào vết mổ và lau khô bằng khăn sạch.
Sau khi mổ cắt túi mật xuất viện về nhà
Người bệnh có thể tắm rửa trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật. Tuy nhiên cần lưu ý tránh để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với nước vì có nguy cơ gây nhiễm trùng cao.
Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh gặp phải tình trạng đau ngay tại vết mổ là bình thường trong vài ngày đầu.
Kiểm tra vết mổ hàng ngày để phát hiện kịp thời các dấu hiệu nhiễm trùng da. Giữ cho vết mổ luôn sạch và khô thoáng. Tuyệt đối không ngâm mình trong bồn tắm hoặc bể bơi trong vòng 2 tuần đầu sau phẫu thuật, tốt nhất là đợi đến khi vết mổ hoàn toàn lành lại.
Không tự ý bôi thuốc mỡ hoặc kem lên vết mổ trong thời gian đầu sau phẫu thuật.
Không nhấc vật nặng hoặc làm việc quá sức trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Cắt túi mật có được uống sữa không?
Nhiều người thắc mắc sau khi cắt túi mật có được uống sữa hay không? Tuy nhiên, sau khi cắt túi mật thay vì dự trữ như trước kia thì dịch mật lại được gan tiết ra liên tục rồi đổ xuống ruột non. Điều này gây ra một số tác dụng không mong muốn như đầy chướng, chậm tiêu, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày do dịch mật trào ngược…
Do đó mà quá trình tiêu hóa chất béo sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên giảm thức ăn chứa chất béo, trong đó có sữa béo.
Một số lời khuyên cho người bệnh sau khi cắt bỏ túi mật
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp dùng thuốc điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn
- Nếu người bệnh mắc phải hội chứng ruột kích thích cần điều chỉnh chế độ ăn tăng cường nhiều chất xơ và dùng thuốc giảm co thắt cơ
- Những ai gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cách tốt nhất là dùng thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton hoặc kháng histamin,…
- Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
- Để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm nhiễm và sỏi tái phát người bệnh cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi.
- Hạn chế uống cà phê và các thực phẩm chứa nhiều đường.
Bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ những nguyên nhân cũng như biểu hiện của hội chứng sau cắt túi mật cơ bản nhất. Do đó người bệnh cần tham khảo và tự chăm sóc bản thân đúng cách để hạn chế tối đa các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....