Khả năng học hỏi của trẻ trước 8 tuổi được thể hiện qua tính linh hoạt của não bộ. Càng lớn, tính linh hoạt này càng khó đạt được sức mạnh tối đa của nó.

Hãy tưởng tượng rằng việc giáo dục trẻ trong giai đoạn này như bạn đang khai phá vùng đất mới. Khi đến độ tuổi lớn hơn, đất bỗng trở nên khô cằn và khó khai phá hơn. Giai đoạn này không chỉ cho thấy sự phát triển nhận thức nhanh của trẻ mà còn thể hiện sự nhanh nhạy trong giải quyết các vấn đề một cách logic. Trẻ không bị chi phối bởi các yếu tố cảm xúc.

Khả năng học hỏi của trẻ trước 8 tuổi là rất lớn - Ảnh minh họa: Internet

Nếu cha mẹ biết khai thác trẻ ở giai đoạn quan trọng này, các kỹ năng sẽ phát triển nhanh chóng ở bé bao gồm:

- Giáo dục trẻ về giao tiếp xã hội.

- Giáo dục trẻ về hành vi ăn uống lành mạnh và đa dạng

- Giáo dục trẻ nhận thức và kiểm soát cảm xúc

- Giáo dục trẻ ngoại ngữ

- Giáo dục trẻ về kỹ năng toán học

Đối với việc cho trẻ học toán và ngoại ngữ, nếu có phương pháp dạy, cha mẹ sẽ giúp bé tiếp thu rất nhanh. 

Dạy trẻ học ngoại ngữ

Tại sao ngoại ngữ lại cần được quan tâm trong giai đoạn sớm? Thực ra, ngoại ngữ chỉ là công cụ giao tiếp, không đòi hỏi phải có tố chất đặc biệt nào để hoàn thiện kỹ năng này.

Chỉ cần bạn có đủ thời gian tập trung và rèn luyện đủ số giờ là có thể đạt được một cấp độ sử dụng. Do đó, bất kì độ tuổi nào, bạn chỉ cần dành thời gian đủ để cho 2 điều kiện trên: Tập trung học, rèn luyện là có thể sử dụng ngoại ngữ tốt.

Vấn đề quan tâm là khả năng nhận biết ngữ âm để sử dụng công cụ này một cách tự nhiên trong giao tiếp. Kết quả cho thấy nhóm trẻ trước 8 tuổi sẽ làm tốt hơn và sử dụng hoàn hảo hơn.

Hơn nữa, trẻ từ 3-8 tuổi là giai đoạn có sự tập trung rất tốt, bắt đầu nhận biết tốt về ngữ âm. Đây là lý do thời điểm này được quan tâm và được khuyên là nên giúp trẻ phát triển kỹ năng.

Trẻ từ 3 - 8 tuổi có sự tập trung cao độ và khả năng tiếp thu nhanh chóng - Ảnh minh họa: Internet

Thời điểm học ngoại ngữ: Ít nhất từ 3 tuổi trẻ mới có thể phát triển nhận thức về việc học ngoại ngữ trên lớp hay tham gia vào một chương trình.

Nội dung bài học: Chú ý phát triển kỹ năng giao tiếp, sử dụng các bài học xen lẫn vui chơi, âm nhạc và phân tích sẽ giúp trẻ bước một bước lớn trong việc sử dụng ngoại ngữ.

Thời gian học: Cha mẹ có thể cho bé học từ 20-40 phút/buổi với tần suất học 2-3 buổi/tuần. Tổng thời gian tiếp xúc với ngoại ngữ 120 phút/tuần (không tính thời gian giao tiếp với cha mẹ hoặc bạn bè bằng ngoại ngữ).

Dạy trẻ học toán

Báo cáo của Tiến sĩ Harris, Đại học Princeton (Mỹ), cho thấy khả năng toán học trong giai đoạn sớm của trẻ có sự phát triển thiên về khả năng phân biệt nhóm thông qua tính chất hoặc số lượng. Bé có khả năng nhận biết khái niệm cơ bản về không gian (lớn nhỏ, hình dạng, góc cạnh).

Bên cạnh đó, bé có thể biết được khái niệm về sự xuất hiện và biến mất trong không gian, khái niệm về thời gian hiện tại - quá khứ, và phân biệt logic các đặc tính mà không cần trải nghiệm trước.

Trẻ bắt đầu có những khái niệm nhất định cơ bản về không gian trước năm 4 tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Tất cả các khái niệm này mọi đứa trẻ đều có thể lĩnh hội và phát triển trong các hoạt động vui chơi và học hỏi trước khi bắt đầu học thực sự về đại số ở độ tuổi từ 4-5.

Thời điểm giúp trẻ phát triển toán học: Không có thời điểm bắt đầu, nhưng đây là những giai đoạn quan trọng cha mẹ cần tham khảo:

Trẻ từ 2-3 tuổi

Trẻ cần có cơ hội tham gia các hoạt động, vui chơi có vận dụng tư duy logic như:

- Cha mẹ để trẻ cho ý kiến và lựa chọn.

- Tìm ra các điểm chung, khác nhau và gần giống về tính chất số lượng, không gian và hình dáng.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên

Bé có thể làm quen với phép tính toán, các khái niệm thêm vào và bớt ra, hoán đổi vị trí. Thời gian dành cho việc học toán, giải quyết vấn đề trong khoảng 60 phút/tuần, 2-3 buổi/tuần.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Khoa Dinh dưỡng Nhi - Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh)