Học sinh lớp 2 bị điện giật chết tại trường, nhà trường phải chịu trách nhiệm!
Khoảng 9h ngày 24/10, trong giờ ra chơi, em H.G.H. (học sinh lớp 2B trường Tiểu học Tuy Lai A, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) bị điện giật dẫn tới thiệt mạng. Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể do em H. giẫm chân lên sợi dây điện bị đứt, rơi ở bãi cỏ phía sau phòng học.
Trả lời báo chí về vụ việc thương tâm này, EVNHANOI cho biết đơn vị đã cho kiểm tra, xác minh nội dung "dây điện bị đứt" được nêu và khẳng định dây điện này là dây điện sau công tơ, thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm của khách hàng, cụ thể ở đây là nhà trường.
Sau vụ việc, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Phòng Giáo dục phối hợp với nhà trường, các cơ quan chức năng làm rõ sự việc, khi có kết luận của cơ quan điều tra nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm.
Huyện Mỹ Đức đã lập tức yêu cầu tất cả các trường học trên địa bàn huyện (tổng số 79 trường từ mầm non đến THCS) tăng cường tổ chức rà soát các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc đơn vị mình nhằm bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh.
Trao đổi với PV Phụ nữ Sức khỏe về vụ học sinh bị điện giật tại trường học, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) nêu quan điểm học sinh thiệt mạng tại trường, nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan tính mạng của bé.
Cụ thể, theo điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định: "Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật".
Theo đó, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
"Trong các trường hợp này, chủ sở hữu hệ thống tải điện là nhà trường bởi họ được đơn vị điện lực giao sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Họ không bảo quản, trông giữ đúng quy định và để đường dây diện bị đứt và học sinh vướng phải khiến xảy ra vụ tai nạn thương tâm.
Vụ tai nạn cũng là lời cảnh báo người lớn cần phải có biện pháp đảm bảo không gian an toàn cho trẻ. Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong đời sống và sinh hoạt của con người.
Trẻ em hiếu động và mê khám phá, trong khi đó môi trường sống có nhiều thiết bị điện, điện tử. Vì thế, nguy cơ trẻ bị điện giật càng cao. Nếu không có biện pháp đảm bảo an toàn và giáo dục trẻ nhận biết mối nguy điện giật, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào", luật sư Bình cảnh báo.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...