Hình ảnh sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn
Ghi lại những khoảnh khắc ngọt ngào nhất của thai nhi trong bụng mẹ ngay bây giờ để cảm nhận từng hơi thở của con yêu các mẹ nhé!
Giai đoạn thứ 1 của thai kỳ: Giai đoạn này nguy cơ sảy thai dễ xảy ra, mẹ sẽ bị nghén với các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, chán ăn...
Hình ảnh thai nhi phát triển trong bụng mẹ tuần thứ 2
Đây là thời khắc quyết định bé bắt đầu tồn tại trong thế giới của bố mẹ. Trứng sẽ rụng và được thụ tinh 12-24 giờ sau khi gặp tinh trùng.
Hình ảnh thai nhi phát triển trong bụng mẹ tuần thứ 3
Lúc này, hàng trăm tế bào phát triển nhân đôi nhanh chóng để phát triển thành thai nhi trong tử cung, đồng thời sản xuất các hormon thai kỳ hCG, ngăn chặn quá trình rụng trứng.
Hình ảnh thai nhi phát triển trong bụng mẹ tuần thứ 4
Đây là thời điểm hình thành phôi thai, được tính khoảng 4 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối của bạn. Đây cũng là thời điểm bạn chắc chắn sẽ nhận kết quả hai vạch nếu dùng que thử thai.
Hình ảnh thai nhi 5 tuần tuổi trong bụng mẹ
Em bé của bạn có hình dạng giống con nòng nọc, nhỏ như hạt vừng. Hệ tuần hoàn được cấu thành và điều kỳ diệu của sự sống là những nhịp tim đầu tiên của bé sẽ xuất hiện trong giai đoạn này.
Hình ảnh thai nhi 6 tuần tuổi trong bụng mẹ
Mũi, miệng và tai của bé đang bắt đầu hình thành, ruột và não cũng đang bắt đầu phát triển.
Bé lúc này có kích cỡ tương đương một hạt đậu lăng.
Hình ảnh thai nhi 7 tuần tuổi trong bụng mẹ
Bé có một cái đuôi, nhưng cái đuôi này sẽ nhanh chóng biến mất. Bàn tay và bàn chân trông giống như mái chèo đang nhú lên từ cánh tay và chân đang phát triển và trọng lượng bé sẽ tăng gấp đôi.
Hình ảnh thai nhi 8 tuần tuổi
Giai đoạn này các tế bào thần kinh được phân nhánh ra, tạo thành con các đường dẫn truyền thần kinh ban sơ. Ống thở bây giờ mở rộng từ cổ họng đến hai lá phổi đang phát triển.
Hình ảnh thai nhi 9 tuần tuổi
Các cơ quan cơ bản đã được đặt đúng vị trí. Em bé thậm chí còn có cả ráy tai. Nhưng bé vẫn còn phát triển nhiều hơn nữa. Đuôi đã biết mất. Cân nặng của bé khoản 2 gram và bắt đầu phát triển nhanh.
Thai nhi 10 tuần tuổi
Phôi thai đã hoàn thành, da bé tuy còn trong suốt nhưng chân tay nhỏ bé đã có thể gập và móng tay đang bắt đầu hình thành trong thời khắc này.
Thai nhi 11 tuần tuổi
Hình hài em bé gần như hoàn thiện. Bé có một số hành động như đá, vươn người, nấc cụt. Tuy nhiên mẹ vẫn chưa thể cảm nhận những chuyển động này của em.
Thai nhi 12 tuần tuổi
Tuần này bé bắt đầu biết nắm tay, mở lòng bàn tay, ngón chân cũng biết uốn cong và miệng biết mút mút.
Thai nhi 13 tuần tuổi
Đây là tuần cuối cùng kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên của mẹ. Bé đã có dấu vân tay, có thể nhìn thấy rõ tĩnh mạch và cơ quan nội tạng qua da của bé.
Giai đoạn thứ 2 của thai kỳ: Bước sang giai đoạn thứ 2, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và lúc này mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số bài tập dành cho bà bầu.
Thai nhi 14 tuần tuổi
Các xung lực thần kinh của bé bắt đầu hoạt động, bé cũng bắt đầu sử dụng các cơ trên mặt và mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh bé đang mút ngón tay khi siêu âm.
Thai nhi 15 tuần tuổi
Giai đoạn này có thể xác định giới tính của bé. Mí mắt của bé vẫn đóng, nhưng bé có thể cảm nhận ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn pin vào bụng, bé sẽ di chuyển, tránh xa khỏi luồng ánh sáng đó.
Thai nhi 16 tuần tuổi
Các mảng da đầu của bé bắt đầu hình thành, dù chưa thể nhìn thấy tóc. Chân bé phát triển dài hơn, mẹ có thể cảm nhận những cú đá của bé. Đầu bé giữ thẳng.
Thai nhi 17 tuần tuổi
Các sụn mềm giờ đã phát triển thành xương cứng giúp bé có thể di chuyển các khớp xương. Dây rốn của bé dày hơn và phát triển nhanh hơn.
Thai nhi 18 tuần tuổi
Tuần này mẹ thường xuyên có cảm giác bé giãy đạp. Bên trong, một lớp myelin bảo vệ được hình thành xung quanh các dây thần kinh.
Thai nhi 19 tuần tuổi
Mẹ có thể trò chuyện cùng bé bằng âm nhạc, đọc sách hoặc tâm tình để phát triển trí não vì quan khứu giác, thị giác, xúc giác và thính giác phát triển hoàn thiện và bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ.
Thai nhi 20 tuần tuổi
Bé giờ có thể nuốt bây giờ và hệ tiêu hóa bắt đầu thải ra phân su, phân màu xanh đen, dính mà bé sẽ thải ra sau khi chào đời. Kích thước của bé đã to hơn hẳn.
Thai nhi 21 tuần tuổi
Bé bắt đầu đá vào thành tử cung của mẹ thường xuyên và nhiều hơn.
Thai nhi 22 tuần tuổi
Bé có rõ hình dạng như một trẻ sơ sinh. Môi và lông mày dễ nhìn thấy hơn, nhưng màu mắt của bé vẫn chưa định hình rõ.
Thai nhi 23 tuần tuổi
Tai của bé bắt đầu phản ứng tốt hơn với âm thanh. Sau khi chào đời, bé có thể nhận ra những âm thanh bé từng được nghe trong bụng mẹ như cưới thích thú hoặc lăn ra ngủ khi nghe âm thanh quen thuộc của mẹ.
Thai nhi 24 tuần tuổi
Da của bé vẫn mỏng và trong suốt và làn da sẽ hoàn thiện nhanh chóng ngay sau đó.
Thai nhi 25 tuần tuổi
Làn da nhăn nheo của bé bắt đầu căng da vì có lớp mỡ dưới da, trông bé giống trẻ sơ sinh hơn. Tóc bắt đầu mọc, hình thành màu tóc và kết cấu.
Thai nhi 26 tuần tuổi
Hai lá phổi của bé bắt đầu phát triển khả năng hít thở. Những động tác thở này giúp bé chuẩn bị tốt nhất để tự thở khi chào đời.
Tuần thứ 27
Đây là tuần cuối cùng kết thúc tam cá nguyệt thứ hai của bạn. Bé bắt đầu ngủ và thức dậy theo lịch trình thường xuyên, não bộ hoạt động mạnh.
Giai đoạn thứ 3 của thai kỳ: Giai đoạn thứ 3 cũng là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn, những cơn đau lưng, chuột rút cũng trầm trọng thêm làm mẹ rất khó chịu.
Thai nhi 28 tuần tuổi
Thị lực của bé phát triển trong giai đoạn thứ 3 này, bé cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài. Bé có thể chớp mắt và lông mi đã mọc đầy đủ.
Thi nhi 29 tuần tuổi
Cơ bắp và hai lá phổi của bé hoàn thiện và sẵn sàng bước ra cuộc sống bên ngoài. Đầu bé to hơn để có chỗ cho các dây thần kinh phát triển.
Thai nhi 30 tuần tuổi
Bé vẫn được bao bọc an toàn trong màng ối. Tuần này nước ối sẽ ít đi để bé phát triển và có nhiều không gian hơn.
Thai nhi 31 tuần tuổi
Tuần này bé có khả năng quay trở đầu và xuất hiện một lớp chất béo bảo vệ tích tụ dưới da bé, làm chân và tay bé căng hơn.
Thai nhi 32 tuần tuổi
Sang tuần thứ 32, mẹ tăng cân khá nhanh, trung bình tăng khoảng 0,5 kg mỗi tuần vì bé cần nhiều dưỡng chất để hấp thụ, đẩy nhanh quá trình phát triển.
Thai nhi 33 tuần tuổi
Xương sọ của bé vẫn chưa khít lại. Điều này tạo điều kiện cho bé khi đi qua đường sinh để chào đời. Xương sọ của bé sẽ phát triển hoàn thiện đến khi bé trưởng thành.
Thai nhi 34 tuần tuổi
Hệ thần kinh trung ương của bé và phổi đang dần hoàn thiện.
Thai nhi 35 tuần tuổi
Thận của bé phát triển đầy đủ và gan lúc này cũng xử lý được một số chất cặn bã, chất thải.
Thai nhi 36 tuần tuổi
Mỗi ngày bé sẽ tăng khoảng 28g. Lớp vernix – lớp mỡ bảo vệ da bé cũng dần biến mất.
Thai nhi 37 tuần tuổi
Bé trông giống hệt với trẻ sơ sinh nhưng vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để chào đời. Phổi và não bé cần thêm 2 tuần nữa để hoàn thiện tuyệt đối.
Thai nhi 38 tuần tuổi
Màu mắt của bé vẫn chưa có sắc tố ở giai đoạn này, vì vậy nếu bé sinh ra có mắt màu đen, mắt bé có thể chuyển sang màu nâu đến khi bé được 1 tuổi.
Thai nhi 39 tuần tuổi
Các cơ quan của bé đã phát triển hoàn chỉnh. Bé lúc này có kích cỡ tương đương một quả dưa hấu nhỏ.
Thai nhi 40 tuần tuổi
Tuần 40 là tuần cuối cùng của thai kỳ, mẹ cần sẵn sàng tâm lý và chuẩn bị mọi thứ để chờ sanh.
Thai nhi 41 tuần tuổi
Bé đã chào đời, tùy vào bé có thể có thể sinh sớm hơn dự sinh. Chúc mừng mẹ đón thêm một thành viên mới trong gia đình.
Nguồn: Tổng hợp
Đi bộ buổi tối trước hay sau khi ăn tốt hơn?
Đi bộ buổi tối trước hay sau bữa ăn đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Bé trai Đồng Nai nguy kịch vì vi khuẩn 'tử thần 24h'
Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường...
Nhiều trẻ bỏng nặng, vết thương nham nhở vì nghịch pháo
Tự mua pháo giá rẻ trên mạng về chơi, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng bỏng nặng.
Viết cho các con gái yêu về bài học đầu tiên để trưởng thành
Sự trưởng thành là một hành trình cô độc, nhưng chính sự chấp nhận sẽ khiến con mạnh mẽ hơn...