Lợi ích khi ăn mít

Theo Báo Sức khỏe Đời sống, bạn có thể ăn mít với những lợi ích sau:

Mít rất giàu chất xơ, vì vậy nó giống như là một liều thuốc nhuận tràng tốt cho tiêu hóa. Các chất xơ sẽ giúp bảo vệ màng nhầy của ruột bằng cách giảm thời gian tiếp xúc cũng như sự gắn kết của các hóa chất gây ung thư trong ruột kết.

Thịt mít tươi có chứa vitamin A và các sắc tố flavonoid như carotene-Ay, xanthin, lutein và cryptoxanthin-Ay. Khi kết hợp cùng với nhau, hợp chất này hoạt động để duy trì tính toàn vẹn của màng nhầy và da. Khi ăn các loại trái cây tự nhiên giàu vitamin A và carotene theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng hoàn toàn có thể bảo vệ phổi và phòng ngừa ung thư khoang miệng.

Mít là thực phẩm bổ dưỡng. Ảnh: Internet

Ngoài ra, mít là một nguồn cung cấp tốt của vitamin C giúp chống oxy hóa. Mít cung cấp khoảng 13,7 mg hoặc 23% RDA. Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể miễn dịch với nhiễm trùng và các gốc tự do có hại.

Mít là một trong các loại trái cây hiếm rất giàu vitamin nhóm B. Số vitamin nhóm B bao gồm B6 (pyridoxine), niacin, riboflavin và acid folic.

Mít tươi là một nguồn cung cấp dồi dào kali, magiê, mangan và sắt. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

Mẹo chọn mít chín cây thơm nức, múi to, ngọt lịm

Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, người làm vườn lâu năm hé lộ, quả mít ngon thường có hình dáng tròn đều, cân đối với nhau. Bạn tuyệt đối không chọn những quả có nhiều chỗ lồi lõm vì chúng rất ít múi lại không ngon.

Khi mua mít, bạn cần chú ý một đặc điểm là hãy quan sát kỹ phần gai, bạn nên chọn quả có gai nở to, đều, khoảng cách xa nhau, không nhọn và rất thưa. Đừng mua quả có phần gai nhọn, gần nhau chi chít và vỏ có màu xanh sẫm những quả này bổ ra thường rất ít múi.

 

 

Cách chọn mít đúng cách. Ảnh: Internet

Bạn cũng nên quan sát cả phần nhựa mít khi cắt ra, nếu thấy mít có rất ít hoặc không có nhựa thì chứng tỏ mít ngon, chín tự nhiên.

Ngược lại, nếu bổ mít ra mà mít có rất nhiều nhựa trắng chảy ra thì bạn đừng mua vì dễ quả này được làm chín bằng hóa chất, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ăn nhiều.

Nếu có thể bạn nên thử trước một vài múi mít. Trường hợp mít ngọt lợ, ít thơm, hơi sượng thì đừng mua vì những múi mít này có thể bị chín ép. Ngược lại nếu múi mít ăn ngon, ngọt đậm đà, mềm thơm và có màu vàng óng thì hãy mua ngay.

Mít có mùi thơm đặc trưng, nhất là những quả chín tự nhiên, thường sẽ có mùi thơm đậm đà khi ngửi.

Còn những quả mít non, chín ép hoặc ngâm hóa chất thì khi ngửi sẽ không cảm nhận được mùi thơm rõ ràng hoặc không có mùi.

Mít có thể chữa bệnh nhưng cần chú ý khi ăn

Theo Báo Tuổi Trẻ, hàm lượng đường trong mít rất cao, ăn vào lúc đói có thể gây tăng đường huyết đột ngột có thể khiến bạn hoa mắt chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu.

Đặc biệt, những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt không nên ăn nhiều vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu - nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

Mít ngon hơn khi bạn dùng đúng cách. Ảnh: Internet

Mít chứa nhiều đường không tốt cho gan nên những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn mít. Mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Vì vậy, người tiểu đường không nên ăn nhiều mít.

Mít giàu kali, người bệnh suy thận mạn ăn nhiều mít sẽ khiến kali bị ứ đọng lại, dẫn đến tăng kali máu khiến thận suy không làm tốt chức năng của mình, vì vậy cần hạn chế,

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu, người bệnh mạn tính khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.

Tránh ăn mít với những người muốn mang thai. Bởi ăn mít sẽ gây giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng và sức lực của nam giới.