Hạt mè (hạt vừng) là loại hạt quen thuộc, rẻ tiền nhưng được mệnh danh là “thực phẩm trường thọ” vì có thể giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch, chống lão hóa, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Hạt mè (còn gọi là hạt vừng) có 2 loại là mè trắng và mè đen. Ảnh minh họa: Internet

Trong hạt mè có chứa chất dinh dưỡng như axit omega-6, flavonoid, vitamin, và chất xơ có khả năng chống ung thư cũng như chứa đặc tính giúp tăng cường sức khỏe. Hạt mè có 2 loại là mè trắng và mè đen. Ngoài là hạt mang lại vị giòn và thơm ngon cho bữa ăn của bạn, hạt mè còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Sau đây là những công dụng tuyệt vời của hạt mè đối với

Giúp hạ huyết áp: Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Hạt mè rất giàu magie, khoáng chất có tác dụng giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, lignans, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác trong hạt mè có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám hình thành trong động mạch, có khả năng duy trì huyết áp khỏe mạnh.

Trong một nghiên cứu, những người bị huyết áp cao đã tiêu thụ 2,5g bột hạt mè đen. Vào cuối tháng, chỉ số huyết áp tâm thu của họ đã giảm 6% so với nhóm được cho dùng giả dược.

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Ảnh minh họa: Internet

Giúp làm giảm viêm: Việc ăn hạt mè có thể giúp chống viêm. Tình trạng viêm kéo dài dù là mức độ thấp có thể là một trong nhiều nguyên nhân gây ra một số tình trạng mãn tính như: béo phì, ung thư, các bệnh về tim và thận.

Những người mắc bệnh thận ăn hỗn hợp gồm 18g hạt lanh, 6g hạt mè và 6g hạt bí ngô mỗi ngày trong 3 tháng, các dấu hiệu viêm của họ giảm từ 51 ‒ 79%. Tuy nhiên, vì nghiên cứu này thử nghiệm với hỗn hợp gồm 3 loại hạt, nên tác dụng chống viêm của riêng hạt mè là không chắc chắn. Nhưng các nghiên cứu tiến hành trên động vật sử dụng dầu hạt mè cũng cho thấy tác dụng chống viêm. Điều này có thể là do sesamin, một hợp chất được tìm thấy trong hạt mè và dầu mè.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Hạt mè chứa ít carbs nhưng lại giàu protein và chất béo lành mạnh nên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, rất thích hợp cho người bị đái tháo đường. Ngoài ra, trong loại hạt này còn có chứa pinoresinol, một hợp chất có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế hoạt động của enzyme tiêu hóa maltase.

Hạt mè còn có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh minh họa: Internet

Giàu chất chống oxy hóa: Các nghiên cứu trên động vật và người cho thấy rằng tiêu thụ hạt mè có thể làm tăng tổng lượng hoạt động chống oxy hóa trong máu của bạn. Lignans trong hạt mè có chức năng như chất chống oxy hóa, giúp chống lại tình trạng stress oxy hóa, một phản ứng hóa học có thể làm hỏng các tế bào của bạn và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.

Giúp bổ gan, sáng mắt: Theo Đông y, có mối liên hệ giữa các cơ quan nội tạng với sức khỏe của mắt. Gan dự trữ máu và một nhánh nhất định của ống gan có liên kết dinh dưỡng với mắt, hỗ trợ sức khỏe của mắt. Hạt mè đen có lợi cho gan vì làm tăng máu lưu thông ở gan, từ đó nuôi dưỡng mắt. Tác dụng chữa bệnh của vừng đen bao gồm hỗ trợ điều trị mờ mắt, mỏi mắt và khô mắt.

Hạt mè đen có lợi cho gan vì làm tăng máu lưu thông ở gan. Ảnh minh họa: Internet

Chống chỉ định mè đen với các trường hợp:

  • Bị viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối, đông máu,...
  • Riêng người bị sỏi thận cần hạn chế dùng mè đen để tránh lắng đọng sỏi vì trong mè đen có nhiều khoáng chất..
  • Người bị béo phì hoặc đang ở chế độ giảm cân nên hạn chế ăn mè đen vì hàm lượng calo trong loại hạt này cao.