Hạt mắc ca có tác dụng gì? Bất kỳ ai yêu thích các loại hạt cũng đều muốn tìm hiểu về nó. Trong khi hạt mắc ca lại là một loại hạt giàu dinh dưỡng và được yêu thích trên khắp thế giới.

Hãy cùng chúng tôi đi trả lời cho câu hỏi hạt mắc ca có tác dụng gì qua bài viết dưới đây.

Hạt mắc ca có rất nhiều tác dụng - Ảnh minh họa: Internet

Hạt mắc ca là gì?

Mắc ca có tên khoa học là Macadamia, thuộc họ Proteaceae, có nguồn gốc từ châu Đại Dương và phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, châu Âu.

Cây mắc ca được trồng ở Việt Nam từ năm 1994 tập chung nhiều ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên vì hợp khí hậu thổ nhưỡng.

Hạt mắc ca chứa nhiều chất béo nhưng ít protein hơn các loại hạnh nhân hay đào lộn hột. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn của hạt mắc ca cũng cao nhất trong số các loại hạt kể trên với khoảng 22% axit béo omega-7 là axit palmitoleic, có các tác động sinh học tương tự như một chất béo chưa bão hòa đơn.

Ngoài ra, mắc ca còn chứa 9% protein, 9% cacbohydrat và 2% sơ dinh dưỡng, cùng canxi, photpho, kali, natri, selen, sắt, thiamin, riboflavin và niacin…

Trái mắc ca tươi - Ảnh minh họa: Internet

Hạt mắc ca có tác dụng gì?

Mắc ca tốt cho bà bầu và trẻ nhỏ

Hạt macca có tốt cho bà bầu không? Nhân mắc ca có chứa rất nhiều chất khoáng và các loại Vitamin, Omega-3…vì vậy có tác dụng rất tốt cho phụ nữ mang bầu và trẻ sơ sinh.

Việc dùng hạt thường xuyên sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cả mẹ và bé vì hạt mắc ca có hàm lượng calo cao gấp đôi so với các loại hạt khác.

Chính vì vậy, phụ nữ mang thai nên ăn loại quả này để làm cho khẩu phần ăn thêm phong phú và góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi.

Mắc ca tốt cho tim mạch

Mắc ca chứa một hàm lượng chất béo rất cao: 84% không bão hòa đơn, 3,5% không bão hòa đa và 12,5% axit béo bão hòa.

Trong đó chất béo không bão hòa đơn là nguồn chất béo có lợi giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, đột quỵ. Bên cạnh đó nó còn có khả năng  kháng viêm, chống bệnh aggregatory và các bệnh miễn dịch rất tốt.

Hạt mắc ca tốt cho tim - Ảnh minh họa: Internet

Mắc ca cung cấp nguồn đạm (protein) phong phú

Hạt mắc ca chứa nguồn protein phong phú, và tất cả các axit amin thiết yếu. Điều này giúp ích cho sự tăng trưởng của cơ bắp, giúp phát triển huyết tương và các mô liên kết trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ tốt cho hệ thống miễn dịch, duy trì sức khỏe của tóc, móng và da.

Mắc ca có lợi cho tất cả mọi người, đặc biệt là người ăn chay, ăn kiêng, người tu hành, nhà sư.

Mắc ca cung cấp năng lượng cho cơ thể

Nhân quả mắc ca đã tách vỏ có chứa Carbohydrate. Đây là một thành phần đường như fructose, glucose, sucrose và maltose và lượng tinh bột dồi dào để cung cấp năng lượng cho cơ thể...

Mắc ca cung cấp chất xơ dồi dào

Trong mắc ca, thành phần chất xơ chiếm khoảng 7%, là nguồn thức ăn thô có khả năng làm giảm cảm giác đói, thèm ăn. Nó rất phù hợp cho người giảm cân, giảm béo.

Bên cạnh đó, vì có nguồn chất xơ nên hạt mắc ca cũng rất tốt cho tiêu hóa, giúp duy trì sức khỏe của ruột bằng cách thúc đẩy sự cân bằng vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ giảm táo bón. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ tốt cho các vấn đề tiêu hóa khác.

Mắc ca được xếp vào nhóm các loại hạt giàu chất xơ - Ảnh minh họa: Internet

Mắc ca hỗ trợ giảm cân

Hạt mắc ca rất giàu axit palmitoleic và dầu chất béo omega 7. Đây là 2 chất có khả năng hỗ trợ kiểm soát việc đốt chất béo và hạn chế sự thèm ăn rất tốt. Axit palmitoleic giúp tăng tốc độ chuyển hóa chất béo đồng thời llàm giảm khả năng lưu trữ chất béo.

Mắc ca giúp nhuận tràng

Mắc ca chứa chất chống oxy hóa quan trọng như vitamin E, flavonoid và selen cùng một số dưỡng chất khác. Do đó, nó có khả năng tích cực hạn chế các gốc tự do gây hại cho cơ thể, đồng thời có thể làm giảm các tế bào bệnh và hỗ trợ cơ thể loại bỏ các độc tố.

Mắc ca tốt cho xương

Hạt Mắc ca rất giàu canxi nên rất tốt cho xương. Mangan hỗ trợ mô xương mới và cũng hỗ trợ chữa lành vết thương. Trong khi đó, Omega 3 lại giúp giảm nguy cơ bị loãng xương và viêm khớp.

Mắc ca làm giảm nguy cơ ung thư

Các flavonoid có trong mắc ca có khả năng chuyển đổi thành chất chống oxy hóa trong cơ thể. Trong khi chất chống oxy hóa lại có tác dụng chống lại các gốc tự do và bảo vệ cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi và ung thư dạ dày…

Hạt mắc ca ngăn ngừa ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Mắc ca tốt cho não bộ

Hạt mắc ca có tác dụng gì? Trong mắc ca có chứa khoáng chất đồng. Đây là chất tăng cường dẫn truyền cho thần kinh, hỗ trợ hoạt động của các tế bào não, giúp cho sức khỏe của não bộ luôn ổn định và khoẻ mạnh. Do vậy, sử dụng mắc ca thường xuyên sẽ giúp người già thêm minh mẫn, trẻ em có trí nhớ tốt, người lớn làm việc tốt hơn.

Ngoài ra, đồng cũng hỗ trợ sản xuất tế bào máu đỏ, vì vậy mắc ca cũng rất tốt cho phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt.

Mắc ca có giá trị ẩm thực cao

Vỏ mắc-ca có nhiều tannin và protein, dùng làm thuộc da và chế biến thức ăn chăn nuôi.

Trong khi đó, nhân mắc-ca lại có vị béo, ngọt, giòn tan, trung hòa gia vị làm cho món ăn thêm đậm đà, thường được dùng để ăn sống, luộc hoặc xào nấu.

Nhân mắc-ca sau khi chiên rang ăn rất ngậy, bùi, có hương vị của bơ, là một loại thực phẩm cao cấp, ngon, bổ, giàu chất béo, giàu nhiệt năng, dùng để chế biến nhân bánh, chocolate, nước uống, dầu salat… góp phần tạo nên hương sắc mới lạ và làm tăng giá trị cho món ăn.

Làm bánh với nhân mắc ca - Ảnh minh họa: Internet

Mắc ca nguồn dinh dưỡng thực vật đặc biệt

Hạt mắc ca rất giàu tocopherols và tocotrienols (dẫn xuất của Vitamin E), góp phần giúp các thành phần hoạt tính sinh học trong cơ thể loại bỏ các gốc tự do mà oxy hóa mỡ trong máu có thể làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh.

Mắc ca tốt cho sức khỏe sinh lực

Hạt mắc ca cũng được cho là có lợi trong đời sống tình dục của các cặp vợ chồng theo các nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học.

Mắc ca có tác dụng đẹp da

Tác dụng của dầu mắc ca được đánh giá cao trong lĩnh vực làm đẹp vì có chứa khoảng 22% các axit omega-7 palmitoleic, là loại dầu rất tốt cho làn da phụ nữ.

Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 10 hạt mắc ca - Ảnh minh họa: Internet

Nên ăn bao nhiêu hạt macca mỗi ngày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì một ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 10 hạt mắc ca và chia ra làm 2 cữ trong ngày, 5 hạt ăn buổi sáng và 5 hạt ăn buổi chiều.

Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào việc khẩu phần ăn của bạn có nhiều chất béo hay không. Thông thường, lượng chất béo bạn nạp trong ngày chỉ nên 30g.

Giá hạt mắc ca có mắc không?

Giá hạt mắc ca được bán ở thị trường Việt Nam sẽ giao động tuỳ vào từng loại hạt mắc ca có xuất xứ từ đâu. Chẳng hạn như hạt mắc ca nhập khẩu từ Úc và Nam Phi thì có giá khoảng từ 330.000 đồng – 350.000 đồng.

Cách ăn hạt mắc ca

Hạt mắc ca có lớp vỏ ngoài rất cứng, gây khó khăn khi sử dụng. Do vậy, bạn phải biết cách tách hạt mắc ca đúng cách như dùng các dụng cụ để làm vỡ lớp vỏ ngoài như búa, cưa… Ngày nay hạt mắc ca đã được tách vỏ sơ sẵn nên khi dùng bạn chỉ cần dùng dụng cụ đi kèm để tách vỏ ra là được.

Hạt mắc ca có nhiều cách để ăn chẳng hạn như ăn sấy, rang, hoặc xay lấy bột để uống, sử dụng làm gia vị. Một cách khác cũng có thể sử dụng hạt mắc ca làm bánh.

Có thể dùng búa để tách vỏ hạt mắc ca - Ảnh minh họa: Internet

Hạt mắc ca có tác dụng gì? Là câu hỏi mà rất nhiều người yêu thích loại hạt này quan tâm. Với những giải đáp trong bài viết này hy vọng bạn sẽ có cách sử dụng hạt mắc ca hiệu quả vào trong sức khoẻ, làm đẹp của mình.